Hiệu quả hoạt động ngân hàng, khả năng tồn tại và phát triển của ngân hàng phụ thuộc vào khách hàng, vào sự tín nhiệm của cả người gửi lẫn người vay và cả những người sử dụng dịch vụ ngân hàng. Đây chính là cơ sở để hình thành hoạt động marketing ngân hàng. Hiện nay các ngân hàng Việt Nam đã bắt đầu quan tâm tới công tác marketing ngân hàng. ACB chi nhánh Đông Đô cũng đã thành lập phòng marketing để nghiên cứu thị trường, nắm bắt hoạt động của khách hàng nhằm tham mưu tốt cho ban lãnh đạo trong phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động này chưa được phát triển, chưa được quan tâm đúng mức, chưa đủ tầm đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường.
Để xây dựng và thực hiện chiến lược marketing ngân hàng mang lại hiệu quả thiết thực, ngân hàng cần có chính sách khách hàng linh hoạt. Đây là một
71
trong những bộ phận chủ chốt của marketing ngân hàng. Với cơ chế thị trường hiện nay, ngân hàng không thể ngồi chờ khách hàng đến với mình mà ngân hàng phải tìm đến khách hàng, tiếp cận trực tiếp với khách hàng để có quan hệ tốt với họ, qua đó ngân hàng sẽ nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, giới thiệu với họ những sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng có khả năng cung ứng cho họ, giúp họ hiểu hơn về các dịch vụ ngân hàng quốc tế, các khả năng ngân hàng có thể giúp họ kinh doanh trên thương trường quốc tế. Chỉ khi nắm bắt, am hiểu về các dịch vụ của ngân hàng, thấy được chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho họ, khách hàng mới yên tâm giao dịch với khách hàng, trung thành và hợp tác với ngân hàng, và thông qua họ, ngân hàng có thể thu hút khách hàng mới.
Bên cạnh chính sách khách hàng, phải thực hiện khuyếch trương, quảng cáo về hoạt động của ngân hàng một cách có hệ thống, quảng cáo theo sản phẩm, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giới thiệu tiện ích của từng sản phẩm mà ngân hàng đã, đang và sẽ cung cấp cho khách hàng, giúp mọi đối tượng khách hàng, từ dân cư đến doanh nghiệp có thể hiểu hơn về các nghiệp vụ của ngân hàng.
Muốn làm được điều này, ngân hàng phải trang bị các kiến thức, kinh nghiệm và nghệ thuật tiếp cận khách hàng không chỉ cho bản thân từng nhà lãnh đạo mà còn cho cả nhân viên ngân hàng, phải đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác khách hàng chuyên nghiệp. Đặc biệt là phải đào tạo được đội ngũ chuyên gia marketing ngân hàng. Có như vậy, cán bộ ngân hàng mới có thể nhận thức, đánh giá được các quy luật khách hàng của nền kinh tế thị trường, mới có khả năng sử dụng hữu hiệu các kỹ thuật marketing vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Muốn làm được điều này, ngân hàng phải trang bị các kiến thức, kinh nghiệm và nghệ thuật tiếp cận khách hàng không chỉ cho bản thân từng nhà lãnh đạo mà còn cho cả nhân viên ngân hàng, phải đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác khách hàng chuyên nghiệp. Đặc biệt là phải đào tạo được đội ngũ chuyên gia marketing ngân hàng. Có như vậy, cán bộ ngân hàng mới có thể nhận thức, đánh
72
giá được các quy luật khách hàng của nền kinh tế thị trường, mới có khả năng sử dụng hữu hiệu các kỹ thuật marketing vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Mục tiêu cuối cùng của marketing ngân hàng là mang lại hiệu quả kinh doanh ngân hàng, hiệu quả về doanh thu hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng, hiệu quả về uy tín và thế mạnh trên thương trường kinh doanh. Vì vậy, để thực hiện chiến lược marketing ngân hàng của mình, ngân hàng cần có nguồn kinh phí thích đáng dùng cho hoạt động này.