Văn bản pháp lý

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt dộng thanh toán toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ l c tại ngân hàng TMCP á châu – chi nhánh đông đô (Trang 38 - 41)

Về cơ bản, nước ta hiện nay giao dịch bằng L/C trong thanh toán quốc tế càng nhiều và chịu sự điều chỉnh hoàn toàn của tập quán quốc tế áp dụng UCP hầu như tuyệt đối.

118 154. 5 156 717 803. 4 886 1128. 7 1465 1580 2 0 1 8 2 0 1 9 2 0 2 0

36

- Các ngân hàng: khi thực hiện thanh toán quốc tế do đồng tiền thanh toán là bằng ngoại tệ nên pháp luật quy định các ngân hàng phải được phép hoạt động ngoại hối, có nhân viên trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý, thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế nhằm đảm bảo tính pháp lý và hợp lý cho các giao dịch thanh toán do ngân hàng thực hiện đối với khách hàng của mình, hạn chế quyền cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế vì hoạt động thanh toán quốc tế này đòi hỏi sự hiểu biết chuyên môn cao.

- Khách hàng bao gồm người mua được quy định phải có tài khoản tại ngân hàng được phép, giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép nhập khẩu hoặc ủy thác, giấy đề nghị mở L/C…Người bán phải có tài khoản tại ngân hàng mà có tài khoản trực tiếp hay thông qua đại lý của ngân hàng phát hành...Có thể thấy rằng, pháp luật thanh toán bằng L/C là rất ít. Các văn bản chủ yếu dưới hình thức quyết định của Thống đốc ngân hàng nhà nước chỉ nêu các định nghĩa, diễn giải sơ lược nên dễ gây ra tranh cãi.

- Về thủ tục quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ: Điều 16 Quyết định số 226/2002/ QĐ-NHNN ngày 26/3/2006 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định : “việc mở, phát hành, sửa đổi, thông báo, xác nhận, kiểm tra chứng

từ, thanh toán quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong thanh toán bằng L/C do các bên tham gia thanh toán thỏa thuậnvà áp dụng và theo quy định hiện hành của Việt nam.” Nhưng theo UCP quy định “ các ngân hàng không chịu trách nhiệm về hình thức, tính chính xác, tính chân thực hoặc giả mạo hoặc hiệu lực pháp lý của chứng từ hoặc các ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm về số lượng, tên hàng, trọng lượng, chất lượng, bao bì của hàng hóa…” điều này thể

hiện việc thực hiện kiểm tra chứng từ có ý thức của ngân hàng là kiểm tra trên “bề mặt” chứng từ. Trên thực tế, có thể dẫn đến mỗi ngân hàng hiểu và vận dụng tính “bề mặt” chứng từ khác nhau. Điều này làm nảy sinh rủi ro cho người mua. Như vậy, nếu ngân hàng và người mua cùng kiểm tra chứng từ thì có thể giảm rủi ro cho người mua. Một vấn đề nữa là : người hưởng lợi có quyền chấp nhận tu chỉnh L/C thì có thể thông báo chấp nhận hoặc từ chối tu chỉnh, hoặc không thông báo gì cả mà xuất trình bộ chứng từ theo tu chỉnh có nghĩa là người hưởng lợi đã chấp

37

nhận tu chỉnh. Người nhập khẩu sẽ bất lợi khi chuẩn bị nhận hàng. Do đó, để UCP có thể được vận hành tốt nhất thì pháp luật Việt Nam cần quy định thêm điều này và phải rõ ràng, thống nhất.

Về Nguyên tắc phát hành: ACB thực hiện phát hành L/C nhập khẩu dựa trên nguyên tắc đảm bảo

- Khách hàng phải thanh toán đủ phí, các khoản tiền ACB đã trả thay cho khách hàng và lãi phát sinh theo quy định.

- ACB thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan (về phát hành L/C nhập khẩu, về quản lý ngoại hối, UCP, về bảo lãnh ngân hàng...)

- Nguồn thanh toán của khách hàng bằng vốn tự có và/hoặc vốn vay của ACB.

Về các điều kiện phát hành L/C

- Khi phát hành L/C, hàng hóa nhập khẩu phải phù hợp với chính sách, quy định hiện hành của NHNN và Bộ công thương.

- Khách hàng phát hành L/C phải được phép nhập khẩu hàng hóa hoặc ủy thác cho đơn vị khác được phép nhập thay.

- Khách hàng phải có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán L/C và có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho ACB theo cam kết.

- ACB và khách hàng thỏa thuận về các biện pháp đảm bảo đối với việc phát hành L/C phù hợp với quy định của ACB. Các biện pháp đảm bảo có thể là : ký quỹ, cấm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của cá nhân, doanh nghiệp khác..

Hiện nay ACB thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C theo văn bản hướng dẫn ban hành kèm quyết định 351-2009 QĐ ngày 22/10/2009 của tổng giám đốc NH ACB. Ngoài ra Phòng TTQT cũng ban hành một số văn bản nhằm hướng dẫn chi tiết cho các chi nhánh thực hiện giao dịch chính xác hơn như hướng dẫn thông báo L/C, Hướng dẫn xử lý chứng từ hàng xuất, Hướng dẫn xử lý chưng từ hàng nhập, Quy định về chiết khấu hối phiếu với khách hàng doanh nghiệp…

38

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt dộng thanh toán toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ l c tại ngân hàng TMCP á châu – chi nhánh đông đô (Trang 38 - 41)