Phân tích thực trạng TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ACB chi nhánh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt dộng thanh toán toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ l c tại ngân hàng TMCP á châu – chi nhánh đông đô (Trang 48 - 55)

chi nhánh Đông Đô

a) Doanh thu hoạt động TTQT bằng phương thức L/C

Tại ACB Đông Đô áp dụng chủ yếu 3 phương thức TTQT là chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Trong đó, phương thức tín dụngchứng từ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu từ hoạt động TTQT bởi những ưu điểm của nó trong thanh toán, tính công bằng trong phân chia quyền lợi và nghĩa vụ giữa người mua và người bán.

Biểu đồ 1.5 Doanh thu hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại ACB Đông Đô từ 2018 – 2020 (đơn vị: tỷ đồng) 91 124 127 10 12.5 10.2 19 19.5 21 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

L/C

Nhờ thu Chuyển tiền

46

(Nguồn: Tổng hợp kết quả kinh doanh ACB Đông Đô)

Năm 2018, doanh thu TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ đạt ngưỡng 91 tỷ VND. Đến năm 2019 doanh thu từ phương thức này đạt 124 tỷ VND, tăng hơn 36% so với năm trước. Tuy nhiên vào năm 2020, doanh thu vẫn tăng trưởng nhưng bị chững lại và chỉ đạt 127 tỷ VND, tốc độ tăng trưởng là 2%.

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Thanh toán bằng L/C

91 124 127

TTQT 120 156 158.2

Tỷ trọng 75.8% 79.4% 80.2%

Bảng 1.1 Tỷ trong doanh thu bằng L/C so với tổng doanh thu TTQT

Đến thời điểm hiện tại, doanh thu thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu đến từ hoạt động TTQT. Trong khi đó, hai phương thức thanh toán còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn chứng tỏ rằng rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang phương thức tín dụng chứng từ do đây là phương thức thanh toán rất phổ biến, an toàn và được ưa chuộng. Trong các năm doanh số của hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ luôn vượt trên ngưỡng 70% tổng doanh thu TTQT.

b) Lợi nhuận từ hoạt động TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ đến từ các khách hàng của chi nhánh Đông Đô

ACB Hà Nội có tới gần 40 chi nhánh, PGD tuy nhiên có 3 chi nhánh lớn được phép cung cấp dịch vụ hoạt động TTQT như chi nhánh Đông Đô, chi nhánh Hoàng Cầu, chi nhánh Thăng Long. Trong đó, chi nhánh Đông Đô vãn chiếm tỷ lệ khách hàng tới thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế nhiều hơn cả.

47

Biểu đồ 1.6: Lợi nhuận từ hoạt động TTQT bằng L/C đến từ các khách hàng của chi nhánh Đông Đô so với các chi nhánh khác (đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn Tổng hợp KQKD ACB Đông Đô Tổng hợp KQKD ACB Hoàng Cầu Tổng hợp KQKD ACB Thăng Long)

Lợi nhuận từ hoạt động TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ đến từ các khách hàng của chi nhánh Đông Đô cao hơn so với 2 chi nhánh còn lại ACB Hoàng Cầu và ACB Thăng Long (đây là 2 chi nhánh lớn có cùng quy mô trên địa bàn TP Hà Nội).

Lợi nhuận trong năm 2018 của chi nhánh Đông Đô đạt ngưỡng 89.5 tỷ VND và đến năm 2019 lợi nhuận tăng trưởng 35% (121.4 tỷ VND). Tuy nhiên đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng bị giảm 3%. Nhưng nhìn chung, nếu không có tác động của dịch bệnh Covid – 19, lợi nhuận của chi nhánh Đông Đô sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh.

c) Ký quỹ bảo lãnh mở L/C

Hầu hết các khách hàng của chi nhánh Đông Đô khi ký quỹ mở L/C đều vay vốn từ Ngân hàng, rất ít khách hàng mở L/C bằng 100% vốn tự có. Đối với ngoại tệ thì đồng Đô la Mỹ được nhiều khách hàng vay nhất bởi đây là ngoại tệ mạnh, lưu thông ổn định và khả năng chuyển đổi nhanh chóng.

89.5 121. 4 125 88 112 112. 7 70.2 93 101 2 0 1 8 2 0 1 9 2 0 2 0

48

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền

Cho vay VND (đơn vị: tỷ VND)

200 24.5 tỷ 250 29.6 tỷ 270 27 tỷ

Cho vay USD (đơn vị: USD)

190 103,000 390 189,900 350 160,000

Bảng 1.2: Cho vay bảo lãnh mở L/C tại ACB Đông Đô (Nguồn: Tổng hợp Kết quả kinh doanh ACB Đông Đô)

Năm 2018, số tiền cho vay ký quỹ mở L/C là 24.5 tỷ VND với số món cho vay là 200 món. Cho đến năm 2019 số tiền cho vay ký quỹ tăng 20% (từ 24.5 lên 29.6 tỷ VND), số món cũng tăng 25% từ 200 lên 250 món. Vào năm 2020, số tiền cho vay ký quỹ giảm hơn 8% từ 29.6 tỷ VND xuống 27 tỷ VND nhưng số món lại tăng 8% từ 250 lên 270 món.

Đối với số tiền cho vay bằng đồng USD, từ năm 2018 đến năm 2019 đã tăng hơn 84% (từ 103,000 USD lên 189,900 USD), số món cũng tăng 105% (từ 190 lên 390 món). Đến hết ngày 31/12/2020, số tiền cho vay ký quỹ giảm gần 16%, xuống còn 160,000 USD, số món giảm xuống còn 350 món

Kỳ hạn VND USD Dưới 1 tháng 6.5% – 13.87% 4.3% - 5.6% Từ 1 – 3 tháng 1% - 20.66% 1% - 8.5% Từ trên 3 – 6 tháng 5.66% - 21.43% 2.5% - 5% Từ trên 6 – 12 tháng 1.6% - 24% 3.8% - 7.5% Từ trên 1 – 5 năm 5.6% - 28% - Trên 5 năm 4.9% - 22% -

Bảng 1.3: Lãi suất cho vay của Ngân hàng ACB năm 2018 (Nguồn: Tạp chí tài chính – Lãi suất cho vay của Ngân hàng ACB)

49 Kỳ hạn VND USD Dưới 1 tháng 6.5% – 13.87% 4.3% - 5.6% Từ 1 – 3 tháng 1% - 20.2% 1% - 8.5% Từ trên 3 – 6 tháng 5.6% - 22.43% 2.5% - 5% Từ trên 6 – 12 tháng 1.6% - 24% 3.8% - 9% Từ trên 1 – 5 năm 5.6% - 28% - Trên 5 năm 4.9% - 20% -

Bảng 1.4: Lãi suất cho vay của Ngân hàng ACB năm 2019 (Nguồn: Tạp chí tài chính – Lãi suất cho vay của Ngân hàng ACB)

Kỳ hạn VND USD Dưới 1 tháng 5.7% – 13.07% 3.7% - 5.6% Từ 1 – 3 tháng 0.2% - 19.6% 1% - 7.8% Từ trên 3 – 6 tháng 4.6% - 21.4% 2.2% - 4.5% Từ trên 6 – 12 tháng 0.9% - 23.2% 3.1% - 8% Từ trên 1 – 5 năm 4.6% - 27% - Trên 5 năm 3.9% - 19% -

Bảng 1.5: Lãi suất cho vay của Ngân hàng ACB năm 2020 (Nguồn: Tạp chí tài chính – Lãi suất cho vay của Ngân hàng ACB)

Vào năm 2018 ACB chủ yếu cho vay VND, tuy nhiên đến năm 2019, cho vay VND đã giảm và tăng cho vay USD. Chênh lệch lãi suất vay vốn bằng VND và USD lớn khiến các doanh nghiệp cân nhắc và dịch chuyển sang vay USD. Lãi suất vay VND tăng cao đầu năm 2019, lên 22% - 24%, thậm chí 28%/năm, trong khi lãi suất vay USD chỉ khoảng 5% - 8%/năm.

Để đồng hành cùng khách hàng trong tình hình khó khăn vì dịch Covid - 19, ACB giảm lãi suất cho các khách hàng với mức tối đa 0,8%/năm cho khoản vay ngắn hạn và 1%/năm cho khoản vay trung dài hạn kể cả cho vay VND và USD.

50

d)Thu nợ bảo lãnh mở L/C

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền

Thu nợ VND (đơn vị: tỷ VND)

170 17.8 tỷ 210 20 tỷ 150 15.2 tỷ

Thu nợ USD (đơn vị: USD)

140 97,020 370 171,900 280 124,200

Bảng 1.6: Thu nợ bảo lãnh mở L/C từ cho vay ngắn hạn của ACB Đông Đô (Nguồn Tổng hợp Kết quả kinh doanh ACB Đông Đô)

Vào năm 2018, thu nợ bảo lãnh mở L/C (VND) là 17.8 tỷ chiếm hơn 72% tổng số tiền ký quỹ bảo lãnh là 24.5 tỷ. Trong năm 2019, thu nợ bảo lãnh ngắn hạn chỉ đạt 20 tỷ so với số tiền cho vay là 29.6 tỷ. Và tính đến hết ngày 31/12/2020, thu nợ bảo lãnh của chi nhánh chỉ đạt hơn 50% số lượng cho vay. Các số món hoàn tất thanh toán tăng 23% từ năm 2018 dến 2019 và giảm gần 30% vào năm 2020.

Đối với thu nợ bảo lãnh đồng USD vào năm 2018 và 2019 đạt tương ứng 97,020 và 171,900, tăng 77% và chiếm gần 95% số tiền cho vay ký quỹ ( tương ứng 103,000 USD và 189,900 USD). Tuy nhiên trong năm 2020, thu nợ bảo lãnh chỉ đạt 77% (124,200 USD trên 160,000 USD). Các số món hoàn tất thanh toán tăng 164% từ năm 2018 dến 2019 và giảm hơn 24% vào năm 2020.

51

Biểu đồ 1.7: Số lượng khách hàng doanh nghiệp yêu cầu mở L/C nhập khẩu tại ACB Đông Đô, ACB Hoàng Cầu và ACB Thăng Long (đơn vị: doanh nghiệp)

(Nguồn Tổng hợp KQKD ACB Đông Đô Tổng hợp KQKD ACB Hoàng Cầu Tổng hợp KQKD ACB Thăng Long)

Trong năm 2018, số lượng khách hàng doanh nghiệp yêu cầu mở L/C tai chi nhánh Đông Đô là 170 doanh nghiệp, thấp hơn so với chi nhánh Hoàng Cầu là 180 doanh nghiệp và cao hơn so với chi nhánh Thăng Long là 120 doanh nghiệp (tỷ lệ tương ứng là 6% và 42% ). Tuy nhiên trong năm 2019, số lượng doanh nghiệp đến mở L/C tại chi nhánh Đông Đô tăng lên 200 khách hàng (tăng gần 1.2 lần so với năm 2018) và lớn hơn số lượng khách hàng của chi nhánh Hoàng Cầu và Thăng Long tương ứng là 10 và 40 doanh nghiệp.

Năm 2020 số lượng khách hàng yêu cầu mở L/C ở chi nhánh Hoàng Cầu giữ nguyên và chi nhánh Thăng Long giảm đi 10 doanh nghiệp. Tuy nhiên chi nhánh Đông Đô vẫn giữ tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng 10% dù cho tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn biến căng thẳng làm đình trệ các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động thanh toán quốc tế (từ 200 lên 220 khách hàng). 170 200 220 180 190 190 120 160 150 2 0 1 8 2 0 1 9 2 0 2 0

52

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt dộng thanh toán toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ l c tại ngân hàng TMCP á châu – chi nhánh đông đô (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)