Đa dạng hoá dịch vụ TTQT thông qua việc áp dụng các phương thức thanh toán chưa

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt dộng thanh toán toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ l c tại ngân hàng TMCP á châu – chi nhánh đông đô (Trang 70 - 73)

thanh toán chưa được sử dụng phổ biến ở Việt Nam

Đa dạng hoá dịch vụ TTQT là một trong những giải pháp thiết thực, không chỉ để mở rộng, phát triển dịch vụ TTQT mà còn là giải pháp hạn chế rủi ro TTQT nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần mạnh dạn triển khai một số nghiệp vụ TTQT chưa được áp dụng phổ biến tại Việt Nam - Một là, triển khai và tư vấn cho khách hàng sử dụng nghiệp vụ thanh toán

đổi chứng từ trả tiền CAD (Cash Against Document) trong thanh toán hàng xuất. Nghiệp vụ thanh toán đổi chứng từ trả tiền ngay là phương thức mà nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản ký thác (Trust Account) để thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình đầy đủ chứng từ theo yêu cầu. Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán. Trong phương thức thanh toán CAD, ngân hàng là trung gian thanh toán, giữ hộ tiền hàng cho hai bên mua, bán và hưởng

68

phí dịch vụ thanh toán. Người mua bảo đảm không bị mất tiền nếu người bán không giao hàng, không thực hiện theo thoả thuận giữa hai bên. Người bán đảm bảo thu được tiền hàng ngay khi giao hàng mà không sợ rủi ro có thể phát

sinh từ người mua.

Hiện nay phương thức thanh toán CAD ít được các doanh nghiệp Việt Nam biết đến và sử dụng trong TTQT, một vài doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng bắt đầu quan tâm đến phương thức này nhưng vì non yếu nghiệp vụ TTQT nên khi ký kết hợp đồng quy định áp dụng phương thức thanh toán CAD nhưng điều kiện thanh toán lại không phù hợp với phương thức thanh toán này.

Với vai trò là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, ngân hàng cần tư vấn cho khách hàng:

• Kỹ thuật nghiệp vụ của phương thức thanh toán này

• Trường hợp nào nên áp dụng

• Những điều khoản phạt, tỷ lệ phạt vi phạm điều kiện thanh toán cần ghi rõ trong hợp đồng.

- Hai là, mạnh dạn áp dụng nghiệp vụ L/C điều khoản đỏ trong phương thức

thanh toán L/C

L/C điều khoản đỏ là loại thư tín dụng có điều kiện đặc biệt là cho phép người hưởng lợi được ứng trước một số tiền nhất định trong tổng số tiền của L/C đã mở trước khi xuất trình chứng từ. Thực chất, đây là phương thức tài trợ vốn cho nhà xuất khẩu trước khi giao hàng. Đối với loại thư tín dụng có điều khoản đỏ cần phân biệt từng trường hợp ứng trước, ứng trước từ ngân hàng thông báo hoặc ứng trước từ ngân hàng mở. Ngân hàng cần nắm vững loại nghiệp vụ này và tư vấn cho người xuất khẩu khi ký hợp đồng. Cụ thể, đứng dưới góc độ là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, ngân hàng nên tư vấn cho khách hàng xuất khẩu chọn L/C có điều khoản đỏ cho phép đòi tiền hoàn trả ngay từ phía ngân hàng mở. Vì chỉ có như thế nhà xuất khẩu mới tận dụng được nguồn vốn từ ngân hàng nước ngoài. Mặt khác đây là cam kết của người mua đồng ý ứng trước cho người bán thì số tiền này phải được nhận ngay từ phía người mua. Còn nếu ứng trước từ phía NH thông báo thì đây chính là điều khoản cho vay ứng trước tiền hàng mà khoản

69

vay này được đảm bảo hoàn trả từ ngân hàng mở. Tóm lại, việc am hiểu thông lệ quốc tế, nắm vững các loại L/C để tư vấn và xử lý nghiệp vụ TTQT sẽ giúp hoạt động TTQT được phát triển và mở rộng được nhiều loại hình nghiệp vụ và kết quả là hiệu quả hoạt động TTQT tại ngân hàng sẽ được nâng cao.

- Ba là, áp dụng nghiệp vụ Bao thanh toán Factoring trong hoạt động TTQT Factoring được hiểu là “một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải mua, bán hàng hóa đã được bên bán bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng.” (Quy chế hoạt động bao thanh toán do NH nhà nước ban hành theo QD số 1096/2004/QD-NHNN ngày 6/9/2004). Từ khái niệm trên có thể thấy được một số đặc điểm của nghiệp vụ Factoring như: Factoring liên quan đến hợp đồng mua bán các khoản phải thu chưa đến hạn; Nhà Factor tài trợ cho người bán bằng cách ứng trước tiền; Nhà Factor cung cấp dịch vụ quản lý sổ sách kế toán bán hàng và tiến hành thu nợ khi đến hạn; Nhà Factor đảm nhận rủi ro tín dụng thay cho nhà xuất khẩu.

Factoring bao gồm hai loại là Factoring nội địa và Factoring quốc tế

• Factoring nội địa được sử dụng trong trường hợp cả người mua và người bán ở cùng một quốc gia, thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ với nhau trong phạm vi biên giới quốc gia đó.

• Factoring quốc tế là dịch vụ bao thanh toán cấp cho người mua và người bán ở hai quốc gia khác nhau sử dụng phương thức thanh toán Ghi sổ, D/A hay D/OT. Factoring quốc tế về bản chất, cung cấp tất cả những tiện ích giống như Factoring nội địa như: Tài trợ ứng trước các khoản phải thu, Quản lý sổ sách kế toán bán hàng và dịch vụ thu nợ, Đảm bảo rủi ro tín dụng từ phía người mua.

Sự khác biệt giữa Factoring quốc tế với Factoring nội địa là có sự tham gia thêm của nhà Factor đại lý. Nhà Factor đại lý thường có trụ sở đặt tại nước người nhập khẩu và thường là thành viên trong cùng hiệp hội Factoring quốc tế. Nhà Factor đại lý được ủy quyền thu nợ từ nhà nhập khẩu và bảo lãnh về khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu.

70

Factoring quốc tế là một trong những nghiệp vụ hỗ trợ xuất khẩu tiên tiến, đang được sử dụng phổ biến ở các nước có hệ thống ngân hàng phát triển trên thế giới và hiện nay cũng đang được một số các NHTM Việt Nam áp dụng như Vietcombank, Sacombank, NH TMCP Hằng Hải…

Thực hiện dịch vụ này, nhà xuất khẩu có được một số thuận lợi sau:

• Cho phép nhà xuất khẩu bán hàng theo phương thức thanh toán Ghi sổ và D/A, nghĩa là nhà nhập khẩu được cấp tín dụng thương mại, do đó làm tăng năng lực xuất khẩu và cạnh tranh của nhà xuất khẩu

• Nhà xuất khẩu giảm thiểu rủi ro không được thanh toán bởi nhà nhập khẩu bởi rủi ro này đã được nhà Factoring nhập khẩu bảo lãnh.

• Nhà xuất khẩu được tài trợ ngay sau khi bán hàng làm cho việc bán hàng trở nên giống với trả tiền ngay. Điều này làm tăng khả năngthanh khoản và tăng vòng quay vốn, từ đó tăng được doanh số bán hàng.

• Mọi chứng từ sổ sách, giám sát các khoản phải thu của nhà xuất khẩu đều được giao cho nhà Factor quản lý. Nhà xuất khẩu cũng không phải đi thu hồi nợ.

Như vậy, thực hiện nghiệp vụ này rủi ro của nhà xuất khẩu đã chuyển sang cho tổ chức Factoring.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt dộng thanh toán toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ l c tại ngân hàng TMCP á châu – chi nhánh đông đô (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)