Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt dộng thanh toán toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ l c tại ngân hàng TMCP á châu – chi nhánh đông đô (Trang 31)

thức tín dụng chứng từ

- Doanh thu từ hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ: khi thực hiện thanh toán quốc tế, ngân hàng sẽ thu được một khoản phí nhất định theo biểu phí dịch vụ của ngân hàng như phí thông báo L/C, phí thanh toán L/C, phí mở L/C, phí xác nhận L/C... Phí thu được càng cao thì hiệu quả hoạt động của thanh toán bằng tín dụng chứng từ càng lớn, góp phần tăng tăng doanh thu phí thanh toán quốc tế, hiệu quả kinh doanh ngân hàng.

- Tỉ trọng doanh thu thanh toán bằng tín dụng chứng từ trên doanh thu thanh toán

quốc tế: phản ánh sự đóng góp của hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ

vào hoạt động thanh toán quốc tế.

- Lợi nhuận từ hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ: góp phần vào lợi nhuận từ hoạt động thanh toán quốc tế từ đó, các ngân hàng sẽ có hướng hoạch định chính sách thích hợp để phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng.

- Ký quỹ bảo lãnh mở thư tín dụng chứng từ: Ký quỹ bảo lãnh là sự đảm bảo thanh toán do ngân hàng phát hành. Ngân hàng sẽ cam kết thanh toán đền bù cho bên thụ hưởng hợp đồng trong phạm vi số tiền đã được ghi rõ trong giấy bảo lãnh nếu

29

phía đối tác không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm như đã nêu trong hợp đồng. Ký quỹ này chính là một sự đảm bảo của ngân hàng cho bên thụ hưởng khi những hoạt động được ghi trong hợp đồng mà không thực hiện vì bất cứ nguyên do nào. Như vậy bên thụ hưởng có quyền hưởng toàn bộ tiền đền bù.

- Thu nợ bảo lãnh mở thư tín dụng chứng từ: Đối với các LC phát hành bằng vốn vay ngắn hạn của Ngân hàng thì đến thời gian đáo hạn hợp đồng, Người yêu cầu mở L/C sẽ phải thanh toán trong thời hạn 1 năm.

- Số lượng khách hàng mở L/C: Số lượng khách hàng đến mở L/C càng nhiều càng chứng tỏ mức độ uy tín của Ngân hàng trong hoạt động TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ

30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đông Đô

2.1.1 Sự hình thành và phát triển

Ngày 11/11/2014 Ngân hàng TMCP Á Châu đã chính thức khai trương chi nhánh Đông Đô.

Địa chỉ: Tầng 1 Và Tầng 2 Tòa Nhà Golden Land, Số 275 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội

Điện thoại: 024 3568 3015 Fax: 024 3928 9804

2.1.2 Cơ cấu tổ chức phòng ban

2.1.2.1 Tổ chức nhân sự của ACB chi nhánh Đông Đô

Hình 2.1 Cơ cấu, tổ chức, phòng ban tại ACB Đông Đô 2.1.2.2 Giới thiệu về Phòng khách hàng – Bộ phận thanh toán quốc tế a) Chức năng

Phòng khách hàng là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì vả không ngừng mở rộng mối quan hệ với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả

Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Khách hàng Bộ phận tín dụng khách hàng doanh nghiệp Bộ phận tín dụng khách hàng thể nhân Phòng Tổ chức Hành chính & Nhân sự Bộ phận Hành chính Bộ phận Ngân quỹ Phòng Kế toán Phòng Giao dịch

31

các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của ACB chi nhánh Đông Đô.

ACB là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam về thanh toán quốc tế nhiều năm qua. Để đạt được thành tích đó, Phòng khách hàng chịu trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ thanh toán quốc tế tốt nhất, giúp hoạt động thương mại của doanh nghiệp thông suốt.

Về mặt nghiệp vụ cụ thể, Phòng khách hàng quản lý tất cả các khách hàng có quan hệ vay vốn tại ACB chi nhánh Đông Đô bao gồm cả các giao dịch ở tài khoản của khách hàng bên Phòng kế toán. Đối với các khách hàng đang có dư nợ tín dụng tại ngân hàng, thì khi kế toán thực hiện các lệnh chuyển tiền, rút tiền từ tài khoản cho khách hàng hoặc các giao dịch liên quan khác phải có chữ ký của cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng đó trên chứng từ.

Mặt khác, giữa Phòng khách hàng và Phòng kế toán có quan hệ tương hỗ, cùng quản lý các giao dịch của khách hàng để đảm bảo thu nợ đầy đủ và đúng hạn, tránh được trường hợp khách hàng có tiền về tài khoản nhưng lại rút ra làm việc khác chứ không trả nợ đến hạn cho ngân hàng. Phòng khách hàng cũng phối hợp với Phòng hành chính nhân sự trong việc tổ chức các công tác hành chính, quản lý nhân sự phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng.

b) Cơ cấu tổ chức

o Cơ cấu tổ chức Phòng khách hàng

Hình 2.2 Cơ cấu nhân sự Phòng khách hàng

Trưởng phòng Bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp Bộ phận quan hệ khách hàng thể nhân Bộ phận tín dụng & thẻ tín dụng Bộ phận thanh toán XNK & KD ngoại tệ Phó phòng

32

2.1.3 Tổng quan hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Đông Đô nhánh Đông Đô

2.1.3.1 Về huy động vốn

Biểu đồ 1.1 Biểu đồ huy động vốn của ACB Đông Đô năm 2018 đến 2020

( Nguồn ACB chi nhánh Đông Đô )

Tính đến hết 31/12/2019, chi nhánh đã huy động được 1470 tỷ VNĐ, tăng 337 tỷ tương đương tăng 30% so với năm 2018, đạt 113% kế hoạch năm 2019. Trong đó, huy động vốn bán buôn đạt 243 tỷ đồng, chiếm 16.6% tổng số dư huy động, huy động vốn bán lẻ là 812 tỷ đồng, chiếm 55.3% tổng số dư huy động.

Tính đến 31/12/2020, huy động vốn bình quân đạt 1582 tỷ đồng tăng 115 tỷ tương đương 108% so với 31/12/2019. Nguồn vốn tăng ở cả dân cư và tổ chức kinh tế, bán buôn giảm 43 tỷ đồng tương đương 18%; bán lẻ tăng 90 tỷ, đạt 111%.

Tính đến quý 1 năm 2021, chi nhánh đã huy động được 427.5 tỷ đồng, trong đó huy động vón bán lẻ đạt 242.5 tỷ đồng, chiếm 57% tổng vốn huy động. Bên cạnh đó huy động vốn bán buôn chỉ khiêm tốn dừng ở 55 tỷ đồng, và tiền gửi không kỳ hạn đạt 130 tỷ đồng. 400 412 480 130 150 243 200 55 580 812 902 242.5 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Quý 1 năm 2021

Đơn vị: tỷ đồng

HĐV bán lẻ HĐV bán buôn Tiền gửi KKH

33

2.1.3.2 Về lợi nhuận

Biểu đồ 1.2 Biểu đồ về lợi nhuận của ACB Đông Đô năm 2018 đến 2020

( Nguồn ACB chi nhánh Đông Đô )

Năm 2019, tổng lợi nhuận đạt 93 tỷ đồng, tăng 38 tỷ tương đương 69% so với năm 2018. Trong đó, lợi nhuận từ HĐKD sau DPRR là 89.5 tỷ đồng chiếm 96.2% và thu nợ ngoại bảng là 3.5 tỷ đồng chiếm 3.8%.

Năm 2020, tổng lợi nhuận đạt 100 tỷ đồng, tăng 7 tỷ tương đương 8% so với năm 2019. Trong đó, lợi nhuận từ HĐKD sau DPRR là 94 tỷ đồng chiếm 94% và thu nợ ngoại bảng là 6 tỷ đồng chiếm 6%.

Trong năm 2020 , dịch bệnh Covid-19 đã tác động lên cả nền kinh tế toàn cầu. Công tác phát triển dịch vụ thẻ GNQT và TDQT đang có xu hướng giảm ( cụ thể tương ứng 185 và 202 thẻ) ở mức khá thấp so với 2 năm trước . Doanh số MBNT đạt 18.2 triệu USD, vượt 19% so với 2019.

Tuy nhiên, dù diễn biến tình hình dịch bệnh phức tạp, chi nhánh vẫn đảm bảo lợi nhuận ổn định trong cả năm. Tổng lợi nhuận ở mức 100 tỷ đồng, thu nợ ngoại bảng 6 tỷ đồng.

Chất lượng tín dụng luôn được chi nhánh quan tâm hàng đầu, luôn nằm trong tầm kiểm soát của chi nhánh với tỷ lệ thấp. Công tác tài trợ thương mại,

54 89.5 94 1 3.5 6 0 20 40 60 80 100 120 2018 2019 2020 Đơn vị: tỷ đồng

34

công tác bảo lãnh đật được kết quả nhất định xong kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn.

2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đông Đô chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đông Đô

2.2.1 Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đông Đô Đông Đô

2.2.1.1 Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế so với hoạt động cho vay và huy động vốn huy động vốn

Biểu đồ 1.3 Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế so với hoạt động cho vay và huy động vốn (đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Kết quả kinh doanh ACB Đông Đô)

Từ năm 2018 đến 2019, có thể thấy rằng doanh thu từ hoạt động TTQT tăng trưởng 30% (từ 120 tỷ lên 156 tỷ VND). Tuy nhiên vào năm 2020, dịch bệnh Covid – 19 tác động tiêu cực lên hoạt động TTQT của chi nhánh, dù doanh thu tăng (từ 156 tỷ VND lên 158.2 tỷ VND) nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ được 1.4%

Từ biểu đồ ta có thể thấy, qua các năm doanh thu từ hoạt động TTQT chiếm tỷ trọng không đáng kể so với doanh thu từ 2 hoạt động cho vay và huy động vốn. Năm 2018, tỷ lệ doanh thu TTQT với cho vay là 17%, tỷ lệ doanh thu TTQT với

120 156 158. 2 720 805 889 1130 1467 1582 2 0 1 8 2 0 1 9 2 0 2 0

35

huy động vốn là 10.6%. Đến năm 2019, tỷ lệ tăng tương ứng là 19% và 10.7%. Tuy nhiên vào năm 2020 các con số này đều giảm tương ứng 18% và 10%

2.2.1.2 Lợi nhuận từ hoạt động thanh toán quốc tế

Biểu đồ 1.4: Lợi nhuận từ hoạt động TTQT so với HĐ cho vay và huy động vốn (đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Tổng hợp kết quả kinh doanh ACB Đông Đô)

Lợi nhuận từ hoạt động TTQT của chi nhánh tăng trưởng qua các năm theo dõi. Năm 2019, lợi nhuận đạt ngưỡng 154.5 tỷ đồng, tăng 30.5% so với năm 2018. Đến năm 2020 dù lợi nhuận vẫn phát triển (từ 154.5 tỷ VND lên 156 tỷ VND) nhưng tốc độ bị giảm đi 3%

2.2.2 Hoạt động TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đông Đô TMCP Á Châu – Chi nhánh Đông Đô

2.2.2.1 Văn bản pháp lý

Về cơ bản, nước ta hiện nay giao dịch bằng L/C trong thanh toán quốc tế càng nhiều và chịu sự điều chỉnh hoàn toàn của tập quán quốc tế áp dụng UCP hầu như tuyệt đối.

118 154. 5 156 717 803. 4 886 1128. 7 1465 1580 2 0 1 8 2 0 1 9 2 0 2 0

36

- Các ngân hàng: khi thực hiện thanh toán quốc tế do đồng tiền thanh toán là bằng ngoại tệ nên pháp luật quy định các ngân hàng phải được phép hoạt động ngoại hối, có nhân viên trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý, thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế nhằm đảm bảo tính pháp lý và hợp lý cho các giao dịch thanh toán do ngân hàng thực hiện đối với khách hàng của mình, hạn chế quyền cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế vì hoạt động thanh toán quốc tế này đòi hỏi sự hiểu biết chuyên môn cao.

- Khách hàng bao gồm người mua được quy định phải có tài khoản tại ngân hàng được phép, giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép nhập khẩu hoặc ủy thác, giấy đề nghị mở L/C…Người bán phải có tài khoản tại ngân hàng mà có tài khoản trực tiếp hay thông qua đại lý của ngân hàng phát hành...Có thể thấy rằng, pháp luật thanh toán bằng L/C là rất ít. Các văn bản chủ yếu dưới hình thức quyết định của Thống đốc ngân hàng nhà nước chỉ nêu các định nghĩa, diễn giải sơ lược nên dễ gây ra tranh cãi.

- Về thủ tục quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ: Điều 16 Quyết định số 226/2002/ QĐ-NHNN ngày 26/3/2006 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định : “việc mở, phát hành, sửa đổi, thông báo, xác nhận, kiểm tra chứng

từ, thanh toán quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong thanh toán bằng L/C do các bên tham gia thanh toán thỏa thuậnvà áp dụng và theo quy định hiện hành của Việt nam.” Nhưng theo UCP quy định “ các ngân hàng không chịu trách nhiệm về hình thức, tính chính xác, tính chân thực hoặc giả mạo hoặc hiệu lực pháp lý của chứng từ hoặc các ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm về số lượng, tên hàng, trọng lượng, chất lượng, bao bì của hàng hóa…” điều này thể

hiện việc thực hiện kiểm tra chứng từ có ý thức của ngân hàng là kiểm tra trên “bề mặt” chứng từ. Trên thực tế, có thể dẫn đến mỗi ngân hàng hiểu và vận dụng tính “bề mặt” chứng từ khác nhau. Điều này làm nảy sinh rủi ro cho người mua. Như vậy, nếu ngân hàng và người mua cùng kiểm tra chứng từ thì có thể giảm rủi ro cho người mua. Một vấn đề nữa là : người hưởng lợi có quyền chấp nhận tu chỉnh L/C thì có thể thông báo chấp nhận hoặc từ chối tu chỉnh, hoặc không thông báo gì cả mà xuất trình bộ chứng từ theo tu chỉnh có nghĩa là người hưởng lợi đã chấp

37

nhận tu chỉnh. Người nhập khẩu sẽ bất lợi khi chuẩn bị nhận hàng. Do đó, để UCP có thể được vận hành tốt nhất thì pháp luật Việt Nam cần quy định thêm điều này và phải rõ ràng, thống nhất.

Về Nguyên tắc phát hành: ACB thực hiện phát hành L/C nhập khẩu dựa trên nguyên tắc đảm bảo

- Khách hàng phải thanh toán đủ phí, các khoản tiền ACB đã trả thay cho khách hàng và lãi phát sinh theo quy định.

- ACB thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan (về phát hành L/C nhập khẩu, về quản lý ngoại hối, UCP, về bảo lãnh ngân hàng...)

- Nguồn thanh toán của khách hàng bằng vốn tự có và/hoặc vốn vay của ACB.

Về các điều kiện phát hành L/C

- Khi phát hành L/C, hàng hóa nhập khẩu phải phù hợp với chính sách, quy định hiện hành của NHNN và Bộ công thương.

- Khách hàng phát hành L/C phải được phép nhập khẩu hàng hóa hoặc ủy thác cho đơn vị khác được phép nhập thay.

- Khách hàng phải có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán L/C và có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho ACB theo cam kết.

- ACB và khách hàng thỏa thuận về các biện pháp đảm bảo đối với việc phát hành L/C phù hợp với quy định của ACB. Các biện pháp đảm bảo có thể là : ký quỹ, cấm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của cá nhân, doanh nghiệp khác..

Hiện nay ACB thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C theo văn bản hướng dẫn ban hành kèm quyết định 351-2009 QĐ ngày 22/10/2009 của tổng giám đốc NH ACB. Ngoài ra Phòng TTQT cũng ban hành một số văn bản nhằm hướng dẫn chi tiết cho các chi nhánh thực hiện giao dịch chính xác hơn như hướng dẫn thông báo L/C, Hướng dẫn xử lý chứng từ hàng xuất, Hướng dẫn xử lý chưng từ hàng nhập, Quy định về chiết khấu hối phiếu với khách hàng doanh nghiệp…

38

2.2.2.2 Quy trình và đánh giá quy trình TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ACB chi nhánh Đông Đô từ tại ACB chi nhánh Đông Đô

a) Quy trình

Đối với L/C nhập khẩu

Các bước trong quy trình thanh toán L/C nhập khẩu tại Ngân hàng ACB

Phát hành L/C

- Nhận hồ sơ Yêu cầu phát hành L/C của khách hàng:

Chi nhánh tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ yêu cầu phát hành L/C của khách hàng. Bộ hồ sơ yêu cầu phát hành L/C bao gồm:

• Yêu cầu phát hành L/C theo mẫu của ACB

• Hợp đồng ngoại thương hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của khách hàng)

• Giấy phép nhập khẩu đối với các mặt hàng nhập khẩu cần giấy phép

• Văn bản xác nhận của Ngân hàng Nhà nước về việc đăng ký vay và trả nợ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt dộng thanh toán toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ l c tại ngân hàng TMCP á châu – chi nhánh đông đô (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)