2.2.4.1Thực trạng đào tạo các trường đại học, cao đẳng,
Trong năm qua, các trường đại học tiếp tục xu hướng mở ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, theo mã 7510605 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT).
Như vậy tính đến tháng 08/2020, trong số 286 trường đại học trên cả nước đã có 30 trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành/ hoặc chuyên ngành logistics. Theo
44
đó, tại các trường đại học ở Việt Nam, nhân lực logistics đang được đào tạo ở 4 ngành chính bao gồm:
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng với các chuyên ngành như: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Logistics và vận tải đa phương thức;
Ngành Kinh tế, Kinh doanh quốc tế với chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Thương mại quốc tế và logistics;
Ngành Quản trị kinh doanh với chuyên ngành Quản trị logistics;
Ngành Khai thác vận tải với chuyên ngành Logistics và Vận tải đa phương thức. Nguồn nhân lực logistics được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau như các trường đại học, cao đẳng , trung cấp, ngoài ra còn có các khoá học đào tạo ngắn hạn được mở bởi các hiệp hội logistics, các doanh nghiệp,,.. (Danh sách một số trường , trung tâm đào tạo logistics được đính kèm trong phụ lục)
Về tuyển sinh và số lượng sinh viên được học về logistics và quản lý chuỗi cung ứng, theo Báo cáo số 2535/TCGDNN-ĐTCQ của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, ngày 28/11/2019, hiện có 32 trường cao đẳng có các chương trình đào tạo logistics và gần với logistics với quy mô hàng năm từ 8.000-10.000 người học.
Bên cạnh đó, hàng năm các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp còn đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng cho người lao động trong lĩnh vực này từ 30.000 đến 40.000 lượt người.
Theo đánh giá của VIFFAS chương trình đào tạo về logistics còn yếu và nhỏ lẻ (khoảng 15-20 tiết học trong môn vận tải và bảo hiểm ngoại thương), chủ yếu đào tạo nghiên về vận tải biển và giao nhận đường biển. Tại các trường đại học Kinh tế, trong chương trình quản trị sản xuất (operation management-OM) có trình bày sơ lược về quản trị dây chuyền cung ứng (supply chain management-SCM) và quản trị vật tư. Nghiệp vụ logistics trong giao nhận hàng không chưa được xây dựng thành môn học, chưa có trường đại học nào đào tạo hay mở những lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Với thời lượng môn học như vậy, bài giảng chỉ tập trung giới thiệu những công việc trong giao nhận, quy trình và các thao tác thực hiện qua các công đoạn. Chương trình tương đối lạc hậu, giảng dạy theo nghiệp vụ giao nhận truyền thống là chủ yếu. Các kỹ thuật giao nhận hiện đại ít được cập nhật hóa như vận tải đa phương thức, kỹ năng quản trị dây chuyền chuỗi cung ứng, các khái niệm mới như “one stop shopping”, Just in time (JIT-Kanban)… Tính thực tiễn của chương trình giảng dạy không cao, làm cho người học chưa thấy hết vai trò và sự đóng góp của logistics, giao nhận vận tải trong nền kinh tế.
45
Đào tạo ngắn hạn chủ yếu được cung cấp bởi các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội ngành nghề liên quan đến lĩnh vực logistics như Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), Hiệp hội Đại lý và Môi giới Hàng hải Việt Nam (VISABA), Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA). Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng tham gia đào tạo nghề logistics thông qua việc cung cấp các khoá học ngắn hạn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho nhân lực logistics; cấp chứng chỉ, chứng nhận nghề nghiệp cho các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu. Một số cơ sở đào tạo nhân lực về logistics có thể kể đến như Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics (VLI - thuộc VLA), Viện Logistics Việt Nam (VIL), Viện Đào tạo Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng EDINS, Trung tâm Đào tạo logistics Tiểu vùng Mê Kông - Nhật Bản tại Việt Nam. Điểm mạnh của các cơ sở đào tạo này là cung cấp những khoá học mang tính thực tiễn cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng nhân lực, thậm chí thiết kế riêng chương trình đào tạo ngắn hạn theo yêu cầu đặc thù của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, khó khăn chung của các cơ sở đào tạo này là phải tự túc toàn bộ nên cần nguồn lực lớn để phát triển quy mô. Giảng viên phần lớn là kiêm nhiệm công việc giảng dạy nên mặc dù có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nhưng thường hạn chế về phương pháp sư phạm và trình độ chuyên môn.
2.2.5.3 Thực trạng đào tạo tại các doanh nghiệp
Tự đào tạo vẫn là hình thức phổ biến trong năm qua tại các doanh nghiệp. Do khó tìm được nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu thực tế nên phần lớn các doanh nghiệp phải tự đào tạo bổ sung kiến thức, kỹ năng cho nhân viên theo điều kiện hiện có.
Nguồn : Nhóm nghiên cứu logistics Trường ĐH Ngoại thương năm 2019
74.6% 62.7% 44.1% 35.6% 47.5% 3.4%
Đào tạo qua công việc
Chương trình đào tạo nội bộ
Mời chuyên gia đào tạo tại DN
Đào tạo ngắn hạn ngoài DN
Đào tạo dài hạn ngoài DN
Không đào tạo
Biểu đồ 2.5 : Các loại hình đào tạo nhân lực phổ biến tại doanh nghiệp Việt Nam
46
. Các hình thức tự đào tạo phổ biến tại doanh nghiệp Việt Nam hiện nay bao gồm: đào tạo qua công việc do nhân viên có kinh nghiệm hướng dẫn nhân viên mới (74.6%) , các chương trình đào tạo nội bộ do doanh nghiệp tự xây dựng (62.7%) và mời chuyên gia về đào tạo tại doanh nghiệp (44.1%) . Cử nhân lực logistics tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn (35.6%) và dài hạn bên ngoài doanh nghiệp (47.5%) cũng có xu hướng tăng lên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt động logistics tại doanh nghiệp.