Trung tâm Logistics

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics tại việt nam (Trang 36 - 37)

2.1.2.1 Khái quát về trung tâm logistics của Việt Nam

Trung tâm logistics là khái niệm bao trùm lên kho hàng, trung tâm phân phối, cảng cạn, kho ngoại quan, kho bảo thuế, thuế bãi container,.. Nói cách khác những cơ sở hạ tầng trên đều được coi là trung tâm logistics.

Bao gồm cụ thể như sau :

Trung tâm phân phối

Thường là các trung tâm chuyển phát nhanh, để đáp ứng nhu cầu đang tăng nhanh, nhiều doanh nghiệp logistics đẩy mạnh xây dựng trung tâm chuyển phát nhanh để phân phối/phát chuyển hàng hóa tới đa dạng khách hàng ở các vùng miền khác nhau, với quy mô khoảng 10.000 - 20.000 m2 , ví dụ như DHL Việt Nam, Kerry Express, ViettelPost...

Trung tâm hoàn tất đơn hàng

Các doanh nghiệp logistics đầu tư mạnh vào mảng cung cấp dịch vụ hoàn tất đơn hàng như DHL eCommerce, TNT, đặc biệt là Kerry Express với 4 trung tâm điều phối và 110

Trung tâm cung ứng dịch vụ vận tải

Bao gồm các trung tâm/ các hãng chuyên cung ứng các dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển, đường thủy, đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường ống... Đến nay, sự gia nhập thị trường của các hãng vận tải đã và đang mở rộng phạm vi của các trung tâm cung ứng dịch vụ logistics.

30

Bao gồm các kho ngoại quan, các trung tâm kho vận, cảng cạn... các trung tâm này đã cung ứng nhiều dịch vụ phục vụ cho xuất nhập khẩu hàng hóa, sản xuất, hoạt động thương mại...

Theo định hướng,cả nước sẽ có 21 trung tâm logistics : 3 trung tâm hạng I, 15 trung tâm hạng II, và 3 trung tâm hạng chuyên dụng hàng không.Các trung tâm logistics hạng I cấp quốc gia và quốc tế, có vai trò là trung tâm gốc tại các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh. Các trung tâm logistics hạng II cấp vùng , tiểu vùng và hành lang kinh tế, bám sát và hỗ trợ lưu thông hàng hoá từ sản xuất , nhập khẩu đến tiêu dùng, xuất khẩu; kết nối với hệ thống cảng biển, cảng cạn, cảng hàng không, ga đường sắt, mạng lưới giao thông đường bộ , các cửa khẩu quốc gia, cửa khẩu quốc tế và khu kinh tế cửa khẩu, các khu công nghiệp, khu sản xuất hàng hoá tập trung..

Miền Bắc hình thành và phát triển 7 trung tâm logistics hạng I, hạng II, và 1 trung tâm logistics chuyên dụng gắn liền với hàng không tại địa bàn các vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế.

Miền Trung-Tây Nguyên hình thành và phát triển 6 trung tâm logistics hạng I,II và 1 trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại địa bàn các vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế.

Miền Nam hình thành và phát triển 5 trung tâm logistics hạng I, hạng II và 1 trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại địa bàn các vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics tại việt nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)