Đối với người lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics tại việt nam (Trang 69 - 74)

Người lao động cũng nên có định hướng công việc ngay từ khi đang trong quá trình đào tạo. Sinh viên cần năng động hơn nữa trong quá trình tìm kiếm và tiếp cận các công ty dịch vụ logistics nếu muốn làm việc trong khu vực dịch vụ này, sau đó cần tích cực học hỏi trau dồi nghiệp vụ và kỹ năng làm việc để có thể bắt kịp với công việc ngay sau khi tốt nghiệp. Còn nhóm lao động trực tiếp cần được đào tạo không chỉ kỹ năng làm việc mà còn phải được đào tạo cả tinh thần, thái độ làm việc cũng như thái độ chấp hành kỷ luật lao động.

63

KẾT LUẬN

Trên thực tế, nghiên cứu vấn đề nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics cho thấy những tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ của nguồn nhân lực tới sự phát triển của các doanh nghiệp logistics nói riêng và ngành logistics tại Việt Nam nói chung. Sau khi nghiên cứu, khóa luận đã đi đến những kết luận cơ bản sau:

Thứ nhất, nghiên cứu đã chỉ ra rằng bất cứ một ngành nghề hay lĩnh vực nào, muốn phát triển toàn diện và bền vững thì nguồn nhân lực chính là yếu tố then chốt, quyết định đến sự tăng trưởng hay suy giảm của ngành nghề, lĩnh vực đó. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, yêu cầu đối với nguồn nhân lực lại càng được nâng cao; phải luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực để từ đó phát huy được sức mạnh, tầm ảnh hưởng của nguồn nhân lực tới các yếu tố khác; từ đó nâng cao khả năng, năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong bất cứ mộtngành nghề hay lĩnh vực nào.

Thứ hai, ngành logistics tại Việt Nam tuy đã xuất hiện khá lâu nhưng vẫn làmột ngành dịch vụ còn non trẻ, có tiềm năng lớn, tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên,phần lớn giá trị gia tăng lại do các doanh nghiệp logistics nước ngoài tạo ra, cácdoanh nghiệp logistics Việt Nam hầu hết đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưagiành được phần lớn thị trường do còn non kém về nhiều mặt. Vì vậy, trong thời gian tới nhà nước và doanh nghiệp cần có những biện pháp điều chỉnh để nâng caokhả năng hoạt động của các doanh nghiệp logistics Việt Nam, xứng tầm với sự pháttriển của ngành logistics tại Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam hiện nay cònrất kém chất lượng, là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự yếu kém củacác doanh nghiệp logistics Việt Nam. Nguồn nhân lực mặc dù dồi dào nhưng nguồnnhân lực có chất lượng thì lại rất hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu đã xác định được rõ nguyên nhân gây nên sự yếu kém và đưa ra một số giải pháp để khắc phục những nguyên nhân đó; từ đó phát triển toàn diện nguồn nhân lực trong lĩnh vực logisticstại Việt Nam.

Công trình nghiên cứu cũng đã đưa ra một số kiến nghị đối với nhà nước, các trường đại học và các doanh nghiệp trong việc đào tạo, tái đào tạo và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực đã, đang và sẽ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ này. Em hy vọng nghiên cứu sẽ giúp cải thiện được thực trạng của nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam hiện nay, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước so với các doanh nghiệp nước ngoài và hướng tới phát triển toàn diện và bền vững trong ngành dịch vụ logistics.

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Anh Hoàng (2012). Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Đà Nẵng. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

2. Hoàng Văn Châu (2011), Logistics và vận tải quốc tế, Nhà xuất bảnThông tin và truyền thông, Hà Nội

3. Trần Xuân Cầu & Mai Quốc Chánh (2012). Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

4. Bộ công thương ( 2017), Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2017

5. Bộ công thương ( 2018), Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2018

6. Bộ công thương ( 2019), Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2019

7. Bộ công thương ( 2020), Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2020

8. Chính phủ (2017), Quyết định 200/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.

9. Cục Xuất Nhập khẩu (2017), Đào tạo và nâng cao chất lượng nhân lực về logistics, Tài liệu Hội thảo “Diễn đàn Đào tạo Nguồn Nhân lực Logistics Việt Nam” ngày12/10/2017.

10.Hồ Mỹ Dung, Đào tạo nguồn nhân lực Logistics , Tạp chí Kinh tế châu Á Thái bình dương, số tháng 7/2018

11.Nguyễn Thành Nam (2016), Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành dịch vụ logistics Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Kỳ 2, số tháng 6/2016

12.Phạm Văn Hà, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Logistics, Tạp chí khoa học Đại học Cửu Long, số 13 năm 2019

13.Trịnh Thị Thu Hương, Đào tạo phát triển nguồn nhân lực logistics, Tạp chí giao thông , Ngày 26/06/2016

http://www.tapchigiaothong.vn/dao-tao-phat-trien-nguon-nhan-luc- logistics-viet-nam-d27604.html

14.Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam (2017), Kết quả khảo sát thực trạng đào tạo nguồn nhân lực logistics tại Việt Nam, Tài liệu Diễn đàn Đào tạo Nguồn nhân lực logistics Việt Nam 2017.

15.Viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam, VLI với nhiệm vụ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành logistics- Ngày 15/5/2021

http://vlr.vn/logistics/vli-voi-nhiem-vu-dao-tao-phat-trien-nguon-nhan-luc- nganh-logistics-7510.vlr

16.VLA-VLI, Báo cáo ngắn về : “ Hiện trạng và đề xuất phát triển nguồn

65

17.Vũ Văn Công, “ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics thông qua việc kết nối cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp logistics”, Tạp chí khoa học và công nghệ trường đại học Hùng Vương, Tập 18 số 1 năm 2020

66 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHỤ LỤC

DANH MỤC MỘT SỐ TRƯỜNG TIÊU BIỂU ĐÀO TẠO LOGISTICS Ở VIỆT NAM

Trường Ngành đào tạo

Trình độ đào tạo

Đại học Ngoại Thương Kinh doanh quốc tế

Cử nhân Thạc sỹ

Đại học Hàng Hải

Kinh tế vận tải Khoa học hàng hải

Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá Kỹ thuật tàu thuỷ

Kỹ thuật công trình biển Cử nhân

Đại học Thương Mại Kinh doanh quốc tế Cử nhân

Đại học Kinh tế quốc dân Thương mại quốc tế Cử nhân

Đại học Giao thông vận tải- Hà Nội

Ngành Vận tải

Ngành Kinh tế vận tải Ngành Quản trị kinh doanh

Ngành xây dựng công trình giao thông

Cử nhân Thạc sỹ Tiến sỹ Đại học kinh tế- Đại học quốc

gia Hà Nội Kinh tế quốc tế Cử nhân

Học viện Tài Chính Hải quan và Logistics Cử nhân

Học viện Chính sách và Phát triển

Kinh tế đối ngoại

Thương mại quốc tế và Logistics. Cử nhân

Đại học Bách khoa Hà Nội Logistics và quản lí chuỗi cung ứng Cử nhân

Đại học Kinh tế TP. HCM Ngành Kinh doanh quốc tế Cử nhân

Đại học Giao thông vận tải- HCM

Ngành Kinh tế vận tải (Transport Economic) Ngành Khai thác vận tải (Transport

Operation)

Ngành Khoa học hàng hải (Nautical Science) Ngành Kỹ thuật tàu thuỷ (Naval

Architectural)

Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thông (Civil Engineering) Cử nhân

Đại học Quốc tế RMIT

Quản lý Chuỗi cung ứng và Logistics Kinh doanh Quốc tế

Cử nhân Thạc sỹ

67

Đại học bách khoa HCM Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp (Logistics và Quản lý chuỗi Cung ứng) Cử nhân

Đại học Hoa Sen Kinh doanh quốc tế Cử nhân

Đại học kinh tế- Đại học Đà

Nẵng Ngoại Thương Cử nhân

Đại học Kinh tế Luật- Đại học

quốc gia TP.HCM Ngành Kinh tế đối ngoại Ngành Kinh doanh quốc tế

Cử nhân Thạc sỹ Tiến sỹ

Đại học Văn Lang Quản trị Hậu cần và chuỗi cung ứng Cử nhân

Đại học Sư pham kỹ thuật

TP.HCM Khai thác vận tải (Quản trị Logistics) Cử nhân

Đại học FPT Cần Thơ Kinh doanh quốc tế Cử nhân

Đại học Tôn Đức Thắng Quản trị kinh doanh quốc tế Cử nhân

Đại học Duy Tân Ngoại thương và Kinh doanh thương mại Cử nhân

Cao đẳng kinh tế đối ngoại

TP.HCM Logistics Quốc tế Chính quy

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics tại việt nam (Trang 69 - 74)