Trong giai đoạn 2016-2020, ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng qua các năm với mức độ tăng trưởng hàng năm khoảng 12-14% nhờ đà tăng trưởng của kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng cũng như sự quan tâm phát triển dịch vụ logistics của Chính Phủ và các Bộ, Ngành địa phương.
Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Chỉ số hoạt động logistics (LPI) công bố ngày 24 tháng 7 năm 2018, Việt Nam đứng thứ 39/160 nước tham gia nghiên cứu, tăng 25 bậc so với năm 2016 và vươn lên đứng thứ 3 trong các nước ASEAN. Việt Nam cũng là nước xếp hạng ở tốp đầu trong các thị trường mới nổi. Đây là kết quả tốt nhất mà Việt Nam có được kể từ khi Ngân hàng Thế giới thực hiện việc xếp hạng LPI kể từ năm 2007 đến nay.
31
Nguồn: Ngân hàng thế giới WB
Trong các tiêu chí đánh giá LPI của Việt Nam năm 2018, chất lượng dịch vụ và khả năng theo dõi hàng hoá là những chỉ số được cải thiện tốt nhất (tăng tương ứng là 29 bậc và 41 bậc).Điều này phản ánh phần nào năng lực hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ logistics (LSP) Việt Nam đã có những bước thay đổi và cải thiện đáng kể. Sự cải thiện này một phần bắt nguồn từ việc thay đổi nhận thức của doanh nghiệp trong việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong lĩnh vực dịch vụ logistics.
Mới đây nhất, theo báo cáo chỉ số logistics thị trường mới nổi năm 2021 của Agility- một trong những công ty logistics hàng đầu thế giới, Việt Nam đứng thứ 8 trong số 50 thị trường mới nổi. Đây là những bước tiến rõ rệt của ngành dịch vụ logistics Việt Nam.
Tuy nhiên , dịch covid-19 bắt đầu bùng lên ở Việt Nam từ tháng 1 năm 2020 đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành dịch vụ Logistics Việt Nam. So với trước dịch, lượng hàng hóa vận tải qua biên giới giảm đi nhiều, phải đổi lái xe, đổi đầu kéo là những khó khăn hiện hữu. Doanh nghiệp dịch vụ logistics bị tác động, ảnh hưởng theo, giảm sút đáng kể về năng lực kinh doanh và diện hoạt động. Doanh thu bị giảm mạnh.
2.1.3.1 Dịch vụ vận tải
Qua các năm, vận tải hàng hoá đường bộ vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại hình vận tải, năm 2017 là 77,53% , năm 2018 là 81,04%, năm 2019 là 76,82%, năm 2020 là 73,6%.
Dù vận chuyển hàng không chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển của Việt Nam (0,23%) nhưng chiếm đến 25% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Đây là một đặc điểm cần được chú ý khi hoạch định phát triển. Thực tế, tại Việt Nam, chưa hãng hàng không nào có máy bay chuyên chở hàng hoá freighters và hầu hết hàng hóa đều được đặt dưới bụng các máy bay chở hành khách khiến sản lượng hàng hoá đều bị hạn chế. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ tháng
32
4/2020 các hãng hàng không ở Việt Nam được phép hoán cải máy bay chở khách thành máy bay chở hàng, phục vụ chuyên chở hàng hóa nội địa và quốc tế.
Bảng 2.2 : Sản lượng vận tải hàng hoá Việt Nam trong giai đoan 2017-2020
Đơn vị : Nghìn tấn Dịch vụ Năm 2017 2018 2019 9/2020 Vận tải đường bộ 922200 934736,1 847100 963900 Vận tải đường sắt 4500 4155 3300 3700 Vận tải hàng không 262,1 265,8 258,7 196,6
Vận tải thuỷ nội địa
205200 2143316,2 198400 283100 Vận tải đường biển
57300 57729,6 53600 58700
Nguồn : Tổng hợp báo cáo logistics Việt Nam qua các năm của Bộ Công Thương
Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa vẫn tăng trưởng vô cùng tốt, so sánh với các loại hình vận tải khác, vận tải đường thủy có ưu điểm là có thể vận chuyển với khối lượng rất lớn, nhiều chủng loại đặc biệt là hàng siêu trường, siêu trọng mà các hình thức vận tải khác không vận chuyển được.
Vận tải đường biển có khối lượng hàng luân chuyển quốc tế cao nhất, nhiều ưu điểm như vận chuyển khối lượng lớn, nhiều chủng loại đặc biệt là hàng siêu trường, siêu trọng mà các hình thức vận tải khác không vận chuyển được. So với các loại hình dịch vụ vận tải khác, dịch vụ vận tải biển ít bị tác động của dịch Covid-19 hơn.
2.1.3.2 Dịch vụ kho bãi
Hiện nay, 53,7% doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cung cấp dịch vụ kho bãi. Dịch vụ kho bãi tiếp tục là một trong những dịch vụ cung cấp chính của các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Vấn đề được quan tâm hiện nay là công nghệ quản lý kho và vốn đầu tư phát triển kho bãi nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất và xuất nhập khẩu, nhất là kho đông lạnh và dây chuyền cung ứng hàng đông lạnh.
Hơn 70% diện tích kho bãi nằm ở khu vực phía Nam. Mảng dịch vụ kho bãi, ngoài kho CFS và ICD có thể được chia làm bốn loại chính, phục vụ cho các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, bao gồm kho thường, kho ngoại quan,trung tâm phân phối và kho lạnh. Dịch vụ trung tâm phân phối, trung tâm hoàn tất đơn hàng,
33
được dẫn dắt theo hướng nhu cầu từ các hoạt động bán lẻ và thương mại điện tử,là tương lai của ngành dịch vụ kho bãi.
2.1.3.3 Dịch vụ giao nhận
Hiện nay, khoảng 80,3% doanh nghiệp dịch vụ logistics của nước ta cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế và nội địa. Dịch vụ này có quan hệ mật thiết với 5 loại hình dịch vụ vận tải và là một trong những dịch vụ được nhiều doanh nghiệp cung cấp nhất, là thế mạnh của doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam so với các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Dịch vụ giao nhận là một phần quan trọng trong chuỗi giá trị vận tải và logistics.Từ lâu, việc giành thêm các cơ hội kinh doanh từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã là tham vọng của nhiều nhà giao nhận hàng không và đường biển lớn và với việc triển khai rộng rãi các công nghệ báo giá cước và nền tảng đặt chỗ trực tuyến, một hình mẫu nhà giao nhận mới đã ra đời, tập trung vào các doanh nghiệp SME.
Trong giai đoạn 2016-2020, sự tăng trưởng của sản xuất trong nước, của tiền lương và tiêu dùng, của dân số trẻ và sự bùng nổ của thương mại điện tử cũng là những yếu tố thúc đẩy thị trường logistics Việt Nam phát triển. Đây là cơ hội cho những công ty 3PL,4PL,5PL quốc tế cung cấp những giá trị gia tăng của dịch vụ logistics và giao hàng tận nơi.
Bắt đầu từ năm 2018, cũng chứng kiến sự chuyển biến trong quá trình số hóa các dịch vụ giao nhận -vận tải, bước đầu nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động dịch vụ logistics, như Công nghệ Block chain vào e-Delivery Order và e- Bill of Ladings, CargowiseOne vào các hoạt động logistics... Qua đó đã tạo thuận lợi cho việc phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ,giảm chi phí logistics.
2.1.3.4 Các dịch vụ khác
Dịch vụ hải quan tiếp tục là một trong những dịch vụ cung cấp chính của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Hiện nay, 87,7% doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đại lý hải quan. Chất lượng cung cấp dịch vụ đại lý hải quan đã được nâng lên, góp phần tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa. Tính đến hết tháng 5/2020, cả nước có 1.232 đại lý hải quan với khoảng 3.000 đại lý viên được cấp phép trong cả nước. Tổng cục Hải quan đang tiến hành phát triển đại lý hải quan và đào tạo cán bộ làm đại lý hải quan để đáp ứng yêu cầu trên.
Dịch vụ chuyển phát chủ yếu tham gia vào khâu giao hàng chặng cuối, phục vụ cho thương mại điện tử gia tăng nhanh chóng. Thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển với tỷ lệ 32% CAGR giai đoạn 2018-2022, theo Euromonitor, người tiêu dùng - đặc biệt là người tiêu dùng thành thị và thế hệ trẻ có nhu cầu ngày càng cao về dịch vụ giao hàng ngay và trong ngày cho các đơn hàng trực tuyến. Các dịch vụ
34
giao hàng trong ngày như DHL Parcel Metro Same Day, Tiki Now (giao hàng trong 2 giờ). Ahamove (giao hàng trong 30 phút), .. đang trở nên dần phổ biến. Với sự tham gia của các công ty chuyên nghiệp như DHL, Giaohangnhanh, Giaohangtietkiem, Grab, Lazada Express - LEX,... dịch vụ giao hàng chặng cuối trở nên sôi động và chuyên nghiệp hơn.
Dịch vụ ICD -các cảng cạn ICD được xây dựng tại khu vực nội địa không giáp biển, diện tích rộng lớn với đầy đủ các dịch vụ đi kèm như lưu trữ, đóng gói,.. Tính đến thời điểm hiện tại, theo Bộ Giao thông vận tải, Việt Nam có 9 cảng cạn được cấp phép và 16 điểm thông quan hàng hóa (có chức năng như cảng cạn) trên cả nước. Việc phát triển cảng cạn nhằm tổ chức vận chuyển container một cách hợp lý, tăng hiệu quả hoạt động dịch vụ logistics trên các hành lang vận tải, góp phần giảm ùn tắc giao thông tại cảng biển, cửa khẩu quốc tế và các đô thị lớn.
2.1.3.5 Các doanh nghiệp Logistics
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics năm 2018 là 29.694 doanh nghiệp, trong đó 97% là siêu nhỏ, nhỏ và vừa. 9 tháng đầu năm 2020, số lượng doanh nghiệp vận tải, kho bãi được thành lập mới giảm 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái (đạt 4.033 doanh nghiệp). Đồng thời cũng có 485 doanh nghiệp vận tải, kho bãi tại nước ta đã hoàn tất thủ tục giải thể. Quy mô doanh nghiệp hạn chế là một trong những rào cản cho doanh nghiệp khi cung cấp chuỗi dịch vụ logistics hiệu quả, cạnh tranh ngay cả trên thị trường nội địa, chứ chưa nói đến thị trường khu vực và thế giới.
Hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ logistics gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Từ tháng 5/2020, vẫn có không dưới 20% doanh nghiệp giảm hoạt động kinh doanh, chưa phục hồi được như năm 2019. Các doanh nghiệp cố gắng duy trì hoạt động ở mức có thể. Theo khảo sát của VLA, chưa thấy có hội viên nào bị ngừng hoàn toàn mọi hoạt động. Các doanh nghiệp tập trung vào việc cải tiến hoạt động kinh doanh và tổ chức doanh nghiệp, đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực, chuẩn bị cho hoạt động giai đoạn tới. VLA và một số doanh nghiệp đang khẩn trương xây dựng nền tảng trục để kết nối các ứng dụng công nghệ có sẵn vào nhằm phục vụ chung cho cả cộng đồng LSP và cộng đồng chủ hàng. Việc chuyển đổi số sẽ phục vụ cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, giảm chi phí logistics.
2.1.3.6 Các loại hình dịch vụ
Phương thức cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 - 3PL tiếp tục là phương thức cung cấp phổ biến nhất và có tầm ảnh hưởng quan trọng đến chuỗi cung ứng hàng hóa. Song số lượng doanh nghiệp cung cấp theo phương thức này chỉ chiếm khoảng
35
16% và chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp logistics nước ngoài hoạt động ở Việt Nam dưới nhiều hình thức, đặc biệt trong việc cung ứng dịch vụ 3PL với trình độ công nghệ hiện đại, chuyên nghiệp như tại các nước phát triển. Thậm chí, một số doanh nghiệp đang từng bước triển khai mô hình 4PL và 5 PL trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, hiệu quả, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp logistics trong nước cũng không ngừng phát triển để cung cấp các dịch vụ logistics trọn gói và đa dạng hơn. Từ chỗ đa số chỉ cung cấp được một số dịch vụ trong chuỗi logistics thì đến nay, doanh nghiệp logistics trong nước đã có được sự tin tưởng cao hơn của các doanh nghiệp chủ hàng. Theo thống kê của VLA, hiện có tới 52,8% doanh nghiệp chủ hàng lựa chọn các công ty logistics nội địa. Trong hầu hết các lĩnh vực về khai thác cảng, kho bãi, vận tải đường bộ nội địa, vận tải đường thủy nội địa... doanh nghiệp trong nước đang chiếm ưu thế. Các doanh nghiệp Việt Nam sở hữu phần lớn kho bãi, nên doanh nghiệp nước ngoài phải thuê lại hoặc liên kết, liên doanh để phục vụ dịch vụ logistics.
Bên cạnh đó, các công ty lớn trong nước như Gemadept, Transimex, Vinatrans, ... cũng đang hướng đến các dịch vụ logistics tích hợp trọn gói và đồng bộ, tổ chức hoạt động theo mô hình 3PL nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển thông qua tối ưu hóa chi phí và tăng giá trị gia tăng cho hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Để tham gia mô hình 3PL, các doanh nghiệp trong nước có khuynh hướng đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics, đặc biệt là kho bãi hoặc các trung tâm phân phối logistics. Tuy nhiên, các dịch vụ logistics chủ yếu mà doanh nghiệp trong nước cung ứng cho khách hàng vẫn là dịch vụ kho bãi, vận tải hàng hóa, giao nhận hàng hóa, bốc xếp, dịch vụ phân loại, đóng gói bao bì, lưu kho... còn các dịch vụ khác trong chuỗi dịch vụ logistisc mặc dù cũng có một số doanh nghiệp cung ứng nhưng số lượng không nhiều và chưa thực sự được quan tâm phát triển.
Bên cạnh đó, một xu hướng của Logistics là sự gia tăng mạnh mẽ của loại hình dịch vụ logistics phục vụ thương mại điện tử. Số lượng các công ty tham gia vào khâu giao hàng chặng cuối phục vụ cho thương mại điện tử tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là thương mại điện tử hàng rời, giá trị đa dạng và hàng ăn uống. Nhìn chung, chất lượng dịch vụ logistics tại Việt Nam đang có sự chuyển biến đáng kể theo hướng tích cực trong vài năm trở lại đây, trong đó, cơ sở hạ tầng về thương mại - giao thông, viễn thông và công nghệ thông tin cũng như chất lượng dịch vụ logistics đến từ khu vực tư nhân đang được cải thiện nhanh chóng, rõ rệt.