Định hướng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics tại việt nam (Trang 57 - 58)

Bước vào thế kỷ XXI, cùng với sự toàn cầu hóa nền kinh tế đem lại nhữngthuận lợi cơ bản thì sự phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ logistics ởnước ta đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức rất nghiêm trọng. Để có được những định hướng đúng đắn và giải pháp hữu hiệu vượt qua những thách thức trên,thì trước hết phải quán triệt những quan điểm cơ bản về phát triển nguồn nhân lực:Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ hàng đầu, là khâu đột phát trong chiếnlược cạnh tranh và phát triển của các doanh nghiệp logistics trong giai đoạn hiệnnay. Nếu nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định sự phát triển của mỗidoanh nghiệp, mỗi ngành kinh tế (trong đó bao gồm cả logistics) thì giáo dục và đào tạo là một trong những yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực, là nền tảngcủa chiến lược phát triển con người. Vì vậy cần phải đổi mới một cách căn bản,toàn diện nền giáo dục quốc dân, làm cho giáo dục và đào tạo thực sự là phươngtiện đắc lực để phát triển trí tuệ, bồi dưỡng nhân tài, tạo ra nguồn nhân lực chấtlượng cao phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải hướng vào việc xây dựng đội ngũnhững người lao động có phẩm chất và năng lực ngày càng cao với cơ cấu hợp lý vềtrình độ, năng lực. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lýgiỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộkhoa học, công nghệ đầu ngành. Trí tuệ và khả năng lãnh đạo, dẫn dắt của nhữngngười lãnh đạo doanh nghiệp, công ty có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sựphát triển của ngành logistics. Họ không chỉ là những nhà quản lý mà họ còn là những nhà kinh tế, nhà ngoại giao. Tầm nhìn của họ, khả năng đề xuất đường lối và bản lĩnh tổ chức thực hiện của họ có giá trị to lớn và mang hiệu ứng cấp số nhân.Qua nghiên cứu các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi cho thấy, đội ngũ cán bộ quản lý của các công ty, doanh nghiệp cơ bản không phải vướng bận quá lớn đến những vấn đề liên quan đến lợi ích kinh tế cho gia đình. Do vậy, họ luôn cốgắng dồn hết tâm trí và sức lực phụng sự lợi ích của tập thể. Phần thưởng đối với họlà sự tôn vinh, trọng vọng của xã hội và họ thường rất được ngưỡng mộ. Nhữngdoanh nhân nổi tiếng của các công ty logistics lớn trên thế giới như DHL, Expeditors International, DB Schenker Logistics, CEVA Logistics,… là những tấm gương rất thuyết phục. Các doanh nghiệp chính là chủ thể quan trọng nhất cho pháttriển đối với một nền kinh tế thị trường, là nơi tạo ra thu nhập (đóng góp ngân sách)cho quốc gia và giải quyết việc làm. Hiện nay, vai trò của các tập đoàn đa quốc giađối với sự

51

phát triển kinh tế toàn cầu ngày càng lớn, vượt qua khung khổ khônggian của một quốc gia hoặc một khu vực do vậy vai trò của người lãnh đạo doanhnghiệp càng quan trọng hơn. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay,vai trò của giới lãnh đạo doanh nghiệp càng được rất nhiều quốc gia đề cao và là một trong những đặc điểm được nhận định là tiêu biểu trong vài thập kỷ tới.

Coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, pháttriển nguồn nhân lực là trách nhiệm không chỉ của riêng doanh nghiệp, công ty màcòn là trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực logistics, của nhà trường, của hiệp hội, đoàn thể đào tạo giáo dục. Cần phải có dự báo chính xác,kịp thời nhu cầu nhân lực chất lượng cao cũng như nguồn nhân lực cần cung ứngtrong ngành. Làm tốt công tác dự báo nhu cầu nhân lực chất lượng cao là vấn đềmang tính quyết định trong việc đào tạo và phân bố nguồn nhân lực cho sự pháttriển của ngành logistics trong tương lai, tránh việc thừa lao động chân tay mà thiếulao động có tri thức, trình độ.

Công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phải gắn bó hữu cơ với chính sách sử dụng và đãi ngộ. Thực tế cho thấy, muốn thu hút nhân lực chất lượng cao, muốn tập hợp và duy trì được đội ngũ cán bộ giỏi, có trình độ và nănglực, một mặt cần phải bố trí phân công công việc phù hợp, biết tôn trọng nguyệnvọng và sở trường của từng người, đồng thời cần tạo dựng môi trường làm việc tựdo, dân chủ, khuyến khích lòng say mê, sáng tạo trong công việc, mặt khác có chính sách động viên, đãi ngộ, khuyến khích về lợi ích vật chất và tinh thần đối với nhữngngười có trình độ, có đóng góp với đơn vị với cộng đồng và xã hội. Có như vậy mới bảo đảm cho công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đạt hiệu quả thựcsự trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và hội nhập mạnh mẽhiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics tại việt nam (Trang 57 - 58)