2.2.31.Trình độ chuyên môn
Việc đánh giá nhân viên là việc làm không thể thiếu của doanh nghiệp, là một phần quan trọng trong việc quản lý đội ngũ nhân viên bên cạnh xác định mục tiêu, hướng dẫn và phản hồi trong quá trình làm việc. Quá trình này giúp nhân viên đạt được kết quả như doanh nghiệp mong đợi cũng như định hướng mục tiêu phát triển trong tương lai. Đánh giá năng lực nhân viên là đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc và những giá trị tiềm ẩn bên trong nhân viên. Nếu một nhân viên có năng lực tốt, được đặt đúng vị trí với điều kiện làm việc phù hợp thì sẽ có hiệu quả công việc cao, mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Việc đánh giá nhân viên cũng là cơ sở để hoạch định nguồn nhân lực (lập kế hoạch đào tạo và phát triển, thuyên chuyển, bổ nhiệm, …), là thước đo để doanh nghiệp dự báo trước khả năng hoàn thành mục tiêu công việc của nhân viên, mục tiêu của doanh nghiệp, là cơ sở để trả lương theo năng lực.
Theo công bố của Sách trắng Logistics Việt Nam 2018 (VLA) về trình độ chuyên môn và các kỹ năng của nhân viên, cho thấy trên 45% nhân viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc được đánh giá ở mức tốt, trình độ IT và khả năng ngoại ngữ chỉ có khoảng 29% số nhân viên được đánh giá tốt và trên 41% được đánh giá mức khá, điều này dẫn đến khả năng làm việc trong môi trường quốc tế của người lao động được đánh giá ở mức tốt là 29,5% và mức khá là 33,6%. Kỹ năng mềm đối với ngành dịch vụ logistics bao gồm rất nhiều các kỹ năng như thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng logistics soạn thảo văn bản, kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, … được đánh giá tốt và khá là gần như tương đồng chiếm khoảng 38%.
Với đặc điểm thị trường dịch vụ logistics mới phát triển trong những năm gần đây, nhân lực logistics Việt Nam có điểm mạnh là nguồn nhân lực trẻ, năng động, ưa thích mạo hiểm và sẵn sàng chịu đựng thử thách cũng như rủi ro. Tuy nhiên, vấn đề Việt Nam đang phải đối mặt chính là nguồn nhân lực logistics thiếu về số lượng, yếu về trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, sự chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng, thái độ cũng như trạng thái tâm lý của lao động logistics Việt Nam để sẵn sàng đón nhận làn sóng di chuyển lao động giữa các nước ASEAN chưa cao. Vấn đề kỷ luật lao động, ý thức tuân thủ pháp luật cũng như cường độ lao động thấp cũng là những hạn chế cần có giải pháp khắc phục trong thời gian tới đối với nhân lực logistics Việt Nam.
Nhân lực trong lĩnh vực logistics phần lớn tốt nghiệp đại học nhưng chủ yếu từ những ngành/chuyên ngành ngoài hoặc gần với logistics. Hạn chế lớn nhất của đội
41
ngũ nhân lực logistics vẫn là yếu về ngoại ngữ; thiếu cam kết làm việc lâu dài với doanh nghiệp, sự tuân thủ quy định và quy trình kém; thiếu tính đổi mới và tính chuyên nghiệp... Trong tương lai, ngoại ngữ và khả năng giao tiếp, phối hợp nhóm, kiến thức chuyên ngành chuyên sâu, phong cách làm việc hiện đại và các kỹ năng chăm sóc khách hàng sẽ là những thách thức lớn đối với nhân lực logistics. Đội ngũ công nhân lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp vận tải, kho bãi, nhà xưởng đa số được đào tạo từ các trường nghề, công việc chủ yếu là chất xếp, bốc dỡ hàng hoá, kiểm đếm tại kho, điều khiển phương tiện vận tải hoặc thiết bị chuyên dụng trong lĩnh vực logistics. Mặc dù đã được đào tạo những kỹ năng làm việc của đội ngũ này chưa tốt, thiếu tác phong công nghiệp, tính kỷ luật lao động thấp so với nhân lực lao động trực tiếp ở một số quốc gia đang phát triển khác như Thái Lan, Malaysia...
Bảng 2.5 : Sự sẵn có của nhân lực logistics lành nghề tại Việt Nam
Không có Thấp
Trung
Bình Cao Rất cao Quản lý phát triển doanh
nghiệp 3.6% 28.6% 42.9% 25.0% 0.0%
Quản lý mua hàng 1.8% 25.0% 58.9% 8.9% 5.4% Quản lý vận hành 1.8% 28.6% 50.0% 17.9% 1.8% Phân tích chuỗi cung ứng 5.4% 39.3% 35.7% 19.6% 0.0% Lập kế hoạch logistics 3.6% 44.6% 30.4% 19.6% 1.8% Môi giới hải quan 5.3% 17.5% 59.6% 15.8% 1.8% Tư vấn dịch vụ khách
hàng 1.8% 12.3% 36.8% 38.6% 10.5%
Vận hành kho 5.4% 28.6% 41.1% 23.2% 1.8%
Lái xe tải 3.6% 19.6% 48.2% 28.6% 0.0%
Nguồn : Báo cáo logistics Việt Nam năm 2019
Theo báo cáo logistics Việt Nam năm 2019 , khoảng 60 – 80% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết sự sẵn có của nhân lực logistics lành nghề ở tất cả các cấp từ công nhân lao động trực tiếp đến đội ngũ nhà quản trị tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều chủ yếu ở mức trung bình thấp. Nhân lực ở các cấp quản lý vẫn còn thiếu các nhân lực có trình độ cao, do thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng quản lý nhân sự và quản lý công việc, tiếng Anh và công nghệ thông tin chưa tốt, khả năng phối hợp, liên kết, thích ứng, sáng tạo và đáp ứng nhu cầu của khách hàng chưa cao, thiếu kinh nghiệm làm việc với đối tác quốc tế, ít được cập nhật tri thức mới.
42
Bảng 2.6 Đánh giá kỹ năng ngoại ngữ và IT của lao động trong lĩnh vực logistics Việt Nam
Đánh giá
Kỹ năng Yếu Trung bình Khá Tốt
Ngoại ngữ 1.5% 28.5% 41% 29%
IT 0.5% 12.50% 55% 32%
Nguồn : Kết quả khảo sát VLA năm 2018
Trong lĩnh vực logistics phải làm với môi trường quốc tế rất nhiều, làm việc với các đại lý nước ngoài, các công ty đa quốc gia thì việc sử dụng lại càng là vấn đề thiết yếu khi làm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nhân lực của Việt Nam lại chỉ đạt 29% ở mức tốt, 69.5% ở mức trung bình và khá và vẫn có 1.5% số lao động ở mức yếu. Lao động ở Việt Nam chưa chú trọng bổ sung khả năng ngoại ngữ dẫn đến khả năng ngoại ngữ gần 70% mới chỉ ở mức trung bình và khá.
Một trong 3 xu hướng phát triển chính của logistics toàn cầu là logistics điện tử (e-logistics). Mạng thông tin toàn cầu đã,đang và sẽ tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Khi nhân lực không bắt kịp các xu hướng toàn cầu, nền kinh tế sẽ bị tụt hậu so với các nước khác. Vì vậy, kĩ năng IT cũng là kĩ năng quan trọng. Theo kết quả khảo sát của VLA năm 2018, nhân lực logistics của Việt Nam có 67.5% nguồn nhân lực logistics Việt Nam đạt ở mức trung bình và khá, 32% ở mức tốt và 0.5% ở mức Yếu(( 0.5% nhân lực có kĩ năng IT ở mức yếu hầu hết ở các vị trí không cần sử dụng đến các công cụ hỗ trợ như máy tính, cụ thể là nhân lực ở các vị trí lái xe )
2.2.3.3 Kỹ năng mềm
Theo số liệu thống kê, kỹ năng làm việc độc lập của nhân viên được doanh nghiệp chấm điểm cao nhất ở mức 3,41 . Kỹ năng được đánh giá cao thứ hai thuộc về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sẵn sàng học hỏi và tính kỷ luật. Đứng vị trí thứ năm là kiến thức và kỹ năng tính toán; tiếp đó là kỹ năng phân tích, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng làm việc với áp lực công việc cao. Kỹ năng phán đoán cảm xúc được doanh nghiệp chấm điểm thấp nhất với điểm trung bình đạt 2,85.
Như vậy, nhóm kỹ năng mềm của người lao động ngành logistics là vẫn còn rất thấp, điều này đặt ra câu hỏi vai trò của các cơ sở giáo dục trong việc đào tạo các kỹ năng nghề thực sự cho sinh viên bên cạnh việc đào tạo chuyên môn, đặc biệt cần hướng tới đáp ứng những kỹ năng quan trọng trong ngành logistics (tính toán, xử lý tình huống, giải quyết khiếu nại phát sinh, …..) để đảm bảo doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng.
43
Hình 2.1 Đánh giá của doanh nghiệp về tình hình nhân sự logistics theo khảo sát của VLA và VLI năm 2019
Nguồn : Báo cáo ngắn về thực trạng nguồn nhân lực logistics 2019
Trong số liệu thì có 90% doanh nghiệp trả lời có tiến hành đánh giá nhân sự. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã rất ý thức và đề cao việc đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp. Bởi lẽ đội ngũ nhân viên luôn là bộ phận “nòng cốt” giữ vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển của mọi doanh nghiệp, dù hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào. Do đó, đánh giá thực hiện công việc và năng lực của từng nhân sự, để từ đó giúp họ khắc phục hạn chế, phát huy điểm mạnh, trau dồi kỹ năng chuyên môn và cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp là việc cần thực hiện có bài bản, minh bạch, khoa học. Nhưng cũng vẫn có đến 10,8% doanh nghiệp được hỏi không tiến hành đánh giá nhân viên, chứng tỏ một số doanh nghiệp cũng chưa thực sự coi trọng hoạt.