Rà soát, đánh giá lại toàn bộ đội ngũ cán bộ, nhân viên trên các lĩnh vực như : Trình độ, giới tính, trình độ đào tạo; xây dựng trình độ đào tạo , nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng cho người lao động. Đồng thời, bố trí sử dụng nguồn nhân lực vào các phòng chuyên môn đúng ngành nghề đào tạo và phù hợp với năng lực của người lao động.
Các doanh nghiệp cần tham gia đóng góp tích cực hơn nữa chương trình đào tạo theo hướng phát triển của ngành và đón nhận sinh viên thực tập, góp phần tăng hiệu quả hợp tác giữa nhà trường và nhà doanh nghiệp
Đổi mới chính sách tuyển dụng: xây dựng kế hoạch tuyển dụng mộtcách chặt chẽ dựa trên mục tiêu nhiệm vụ và quy mô phát triển của doanhnghiệp. Bố trí người lao động làm việc đúng ngành nghề đào tạo đồng thờitiến hành đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để người laođộng phát huy được khả năng của mình.
Phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động logistics. Nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, tạo điều kiện cho người lao động học tập, làm việc tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm từ thực tiễn, ứng dụng khoa học công nghệ trong việc thực hiện các quy trình, thủ tục hải quan , xác định rõ mục tiêu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo,…
Tiếp cận những xu hướng mới trong lĩnh vực logistics. Chuyển đổi số đang là yêu cầu khách quan và cấp thiết đối với doanh nghiệpp hoạt động trong lĩnh vực logistics. Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang trở nên phổ biến. Do đó khi doanh nghiệp muốn chuyển đổi số cần nhìn nhận đúng đắn , coi đó chính là cuộc tái cơ cấu tổ chức, thay đổi tư duy, thói quen làm việc cho đến văn hoá doanh nghiệp. Đồng thời phát triển đội ngũ nhân lực và quản trị hiệu quả nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất lao động và phát triển bền vững.
Tạo động lực thúc đẩy người lao động để đạt sự hoạt động tích cực, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong công việc. Đồng thời, người lao động sẽ cam kết với công việc và găn bó lâu dài với tổ chức.
62
Bên cạnh chế độ lương thưởng, phúc lợi để giữ chân nhân viên, thì còn rất nhiểu các giải pháp phù hợp để không chỉ tạo ra một nét văn hóa đặc trưng của doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy sự nhiệt huyết, đóng góp dài lâu của nhân viên cho doanh nghiệp. Đó là việc xây dựng tạo ra nét văn hóa doanh nghiệp được các nhân viên đón chào và hành động theo bằng cách tạo ra môi trường làm việc an toàn, thân thiện hoặc tổ chức team building để gắn kết nhân viên, giúp lãnh đạo, quản lý lắng nghe khó khăn và các đóng góp của nhân viên. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có rõ ràng lộ trình thăng tiến cho mỗi chức danh công việc, chẳng hạn như việc mua tặng bảo hiểm giữ chân nhân tài đối với cấp quản lý, nhân viên xuất sắc, góp phần thể hiện sự công bằng trong đánh giá năng lực nhân viên và đây cũng là một nét văn hóa rất hay của doanh nghiệp cần được nhân rộng và áp dụng. Hơn thế nữa, việc hỗ trợ điều kiện thuận lợi và cơ hội cho nhân viên tham gia những khóa học để phát triển kỹ năng và nâng cao nghiệp vụ cũng là một giải pháp quan trọng góp phần vào công tác giữ chân nhân viên.