36
Hiện nay, với số lượng doanh nghiệp dịch vụ Logistics ở Việt Nam (theo quy mô) lớn như vậy, thì yêu cầu về nguồn nhân lực Logistics liên tục tăng qua các năm, thậm chí nếu không đáp ứng kịp thời, nguồn nhân lực này có thể được đánh giá là đang thiếu trầm trọng.
Bảng 2.3 Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam theo quy mô
Nguồn : Số liệu tổng cục thống kê năm 2018
Tính đến năm 2018, số lượng doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam là 30971 doanh nghiệp có thể thấy ước tính quy mô nhân lực trung bình tại các doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam khoảng 20 người/doanh nghiệp . Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, phần lớn các doanh nghiệp logistics Việt Nam đều có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Cụ thể, trong số 30971 doanh nghiệp đang hoạt động có 38,83% số doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ với số lao động dưới 5 người; 55.47% số doanh nghiệp có quy mô nhỏ dưới 50 lao động; 4,96% số doanh nghiệp có quy mô vừa, dưới 300 lao động. Số doanh nghiệp có quy mô lớn chỉ chiếm 0,74%.
Số liệu cũng cho thấy, lao động làm việc tại các doanh nghiệp vận tải đường sắt, đường bộ và đường ống chiếm tỷ trọng cao nhất với 60,1% tổng số lao động đang làm việc trong ngành logistics. Tiếp đó là lao động trong lĩnh vực kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải (32,51%); vận tải đường thuỷ (5,06%); bưu chính và chuyển phát (2,31%). Lao động trong lĩnh vực vận tải hàng không chiếm tỷ trọng thấp nhất là 0,02%.
Thiếu hụt nhân sự là một trong ba vấn đề gây khó khăn cho các công ty logistics trong hoạt động kinh doanh của mình.
37
Bảng 2.4 : Số lượng lao động trong lĩnh vực logistics phân theo loại hình dịch vụ
Dưới 5 người 5-9 người 10-49 người 50- 199 người 200- 299 người 300- 499 người 500- 999 người 1000- 4999 người Trên 5000 người Vận tải đường sắt, đường
bộ và đường ống 7400 6451 5886 647 65 58 37 10 3 Vận tải đường thuỷ 463 423 675 140 12 14 4 3 0 Vận tải hàng không 1 0 0 0 1 0 1 2 1 Kho bãi và các hoạt động
hỗ trợ cho vận tải 5923 2509 2109 447 54 50 27 12 3 Bưu chính và chuyển phát 397 214 141 17 4 6 7 3 2 Tổng cộng 14184 9597 8811 1278 136 128 76 30 9
Nguồn : Niên giám thống kê 2018
Biểu đồ dưới đây là VLA khảo sát 148 doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics theo xác suất đại điện cho các loại hình doanh nghiệp dịch vụ logistics hoạt động tại Việt Nam. Kết quả trên cho thấy có 44.9% doanh nghiệp có nhu cầu tuyển 11-50 người trong 5 năm tới. Từ khảo sát trên có thể tính toán được con số phỏng chừng về nhu cầu lao động tăng lên cho ngành logistics trung bình mỗi năm (cho 5 năm tới) là hơn 24000 người.
Nguồn : Khảo sát của VLA tháng 8 năm 2018
26.5%
44.9% 17.0%
6.1% 5.5%
Biểu đồ 2.3 : Nhu cầu tuyển thêm nhân sự lĩnh vực logistics trong 5 năm tới
Không quá 10 người 11-50 người 51-100 người 101-200 người Trên 200 người
38
Theo công bố của Sách trắng Logistics Việt Nam 2018 (VLA), hiện nay ngành dịch vụ logistics Việt Nam có khoảng 4.000 doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp, trong đó 54% số doanh nghiệp tập trung trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu về nguồn nhân sự logistics là rất lớn. Dự báo đến năm 2030 nhu cầu nhân lực chuyên nghiệp cho toàn ngành là 200.000 nhân sự, trong khi đó khả năng đáp ứng nhu cầu nhân sự chỉ đạt khoảng 10% - một con số vô cùng khiêm tốn. Ngoài ra, theo Báo cáo logistics Việt Nam 2018, nếu tính cả nhu cầu nhân lực logistics từ các doanh nghiệp sản xuất thì nhu cầu nhân lực logistics có thể lên đến 2,2 triệu người đến năm 2030. Như vậy, việc đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng nhân viên logistics của các doanh nghiệp là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao năng lực doanh nghiệp logistics Việt Nam.
Nhằm đánh giá nhu cầu tuyển dụng các vị trí công việc hiện nay tại các doanh nghiệp logistics từ đó có sự tham khảo cho các cơ sở đào tạo nhằm mục tiêu cung cấp cho thị trường nguồn nhân lực được đào tạo phù hợp nhu cầu tuyển dụng, nhóm nghiên cứu VLA và VLI đã tiến hành khảo sát các vị trí công việc được tuyển dụng phổ biến hiện nay. Kết quả cho thấy, các nhóm vị trí công việc được tuyển dụng nhiều là khai báo hải quan và nhân viên giao nhận; nhân viên lái xe tải, nhân viên hành chính logistics và nhân viên vận hành kho đứng vị trí thứ hai; nhân viên kinh doanh thương mại điện tử, nhân viên marketing trực tuyến, quản lý tồn kho, quản lý kho, điều phối vận tải, nhân viên công nghệ thông tin, lái xe tải nâng được tuyển dụng nhiều thứ ba. Ngoài ra còn có các vị trí tuyển dụng cũng được quan tâm như nhóm nhân viên thực hiện công việc tạo giá trị gia tăng như nhân viên kiểm tra chất lượng hàng, nhân viên đóng gói hàng và dán nhãn, nhân viên thu hồi hàng về.
Trong tương lai 5 năm tới, vị trí nhân viên logistics được doanh nghiệp tuyển dụng nhiều gồm có các vị trí sau : nhân viên khai báo hải quan ; nhân viên hành chính logistics; nhân viên giao nhận hàng hóa tổng hợp; nhân viên vận hành kho và nhân viên quản lý kho ; nhân viên lái xe tải ; nhân viên kinh doanh thương mại điện tử ; nhân viên điều hành vận tải ; nhân viên công nghệ thông tin (CNTT) .Kết quả này cho thấy xu thế hiện nay các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics vẫn tập trung nhiều vào mảng dịch vụ giao nhận và khai báo hải quan. Tuy nhiên cần có 1 sự lưu ý là với việc áp dụng thông quan tự động 100% qua hệ thống VNACCS/VCIS thì trong tương lai việc tuyển dụng nhân viên ở vị trí thông quan hàng hóa có thể sẽ giảm và thay vào đó là sự gia tăng nhu cầu tuyển dụng vị trí công việc phù hợp xu thế phát triển một số lĩnh vực dịch vụ logistics mới như nhân viên thương mại điện tử, nhân viên điều phối đơn hàng chặng cuối (last mile delivery).