Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics tại việt nam (Trang 58 - 60)

Mục tiêu tổng quát của phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics là: nâng cao tri thức, phát triển kỹ năng nghề nghiệp và ngoại ngữ, phát triển con người toàn diện về trí tuệ, đạo đức, ý chí và tinh thần. Hình thành đội ngũ lao động cótrình độ và cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, là lực lượng nòng cốt quantrọng trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp logistics phát triển và mở rộng, vươnlên cạnh tranh ngang bằng với các doanh nghiệp logistics nước ngoài và doanhnghiệp logistics trên thế giới.

Quyết định số 169/QĐ-TTg ký ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Đề án phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải ViệtNam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đưa ra một số nội dung cụ thể về vấn đề phát triển nguồn nhân lực :

52

Hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo và cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ logistics.

Tăng cường hợp tác quốc tế, tổ chức đào tạo, huấn luyện nâng cao kiến thức hiểu biết và kinh nghiệm quản trị cung ứng dịch vụ logistics cho cán bộ quản lý và doanh nghiệp dịch vụ logistics.

Để đẩy mạnh khả năng cũng như tốc độ phát triển của ngành dịch vụ logistics không chỉ đòi hỏi có vốn, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng mà còn phải phát triển một cách tương xứng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là tổng thể những yếu tố thuộc về vật chất tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội... tạo nên năng lực của con người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy yêu cầu với việc đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics cũng phải được đặt ra rõ ràng để từ đó đưara được các biện pháp đáp ứng được những yêu cầu này, phục vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam nói riêng và ngành logistics nói chung.

Những yêu cầu đó cụ thể:

Luôn nắm vững những tri thức, công nghệ mới

Thế kỷ XXI, sự nắm bắt của con người đối với tri thức sẽ ngày càng lớn vàsâu sắc, yêu cầu của ngành đối với tri thức và công nghệ ngày càng cao. Vì vậy, nếuchỉ dừng ở trình độ tri thức cũ thì sẽ trở nên lạc hậu so với thế giới. Vốn tri thức củalực lượng lao động chính trong ngành phải cao, tức là trong sự hiểu biết của họ nênkhông ngừng tăng thêm kiến thức mới, công nghệ mới. Tri thức mà họ nắm đượckhông chỉ có độ rộng, mà còn phải có độ sâu. Đặc biệt là công nghệ thông tin áp dụng trong ngành logistics ngày càng phong phú, mang tính tri thức, tính khoa họccũng sẽ ngày càng nhiều do sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ.Điều đó cần nhân viên trong ngành không ngừng nâng cao tri thức, học hỏi tri thứcmới. Phải vận hành được bộ máy công nghệ một cách trơn tru thì mới có thể nângcao khả năng cho bản thân cũng như năng lực phát triển của ngành logistics.

Phát triển trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực

Trình độ chuyên môn kỹ thuật là kiến thức tổng hợp, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật, kiến thức đặc thù cần thiết để đảm đương các chức vụ trongquản lý, kinh doanh và các hoạt động khác, là phát triển, nâng cao kiến thức về kỹthuật, kinh tế, xã hội. Vì vậy, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực chỉ có thể có được, thông qua đào tạo. Cho nên bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũngphải coi trọng công tác đào tạo. Và, ngược lại, đào tạo phải đáp ứng cho được yêucầu này.

53

Người lao động làm việc một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo, đápứng được các yêu cầu chuyên môn trong ngành logistics.

Phát triển kỹ năng nghề nghiệp

Kỹ năng nghề nghiệp là sự hiểu biết về trình độ thành thạo tay nghề và những kinh nghiệm, mức độ tinh xảo trong việc thực hiện các công việc. Sự rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn, sẽ giúp con người nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Nâng cao trình độ nhận thức cho người lao động

Trình độ nhận thức của người lao động là trình độ phản ánh mức độ sự hiểubiết về chính trị, xã hội và tính tự giác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận thức của người lao động được coi là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển nguồn nhân lực, vì trình độ nhận thức của mỗi người khác nhau, dẫn đến kết quả cũng khác nhau. Cùng một vấn đề nghiên cứu, song người có trình độ chuyên môn nghiệp vụcao, có thể có kết quả thấp hơn người có trình độ nghiệp vụ chuyên môn thấp,nhưng lại có kết quả cao hơn. Là do nhận thức mỗi người khác nhau, do động cơđược giải quyết, hay không được giải quyết, do tầm quan trọng của việc phải làmTừ đó dẫn đến hành vi, thái độ làm việc của người này khác người kia. Vì vậy, phảicó giải pháp nâng cao trình độ nhận thức cho người lao động, nhằm tạo cho họ cónđủ trình độ thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức.

Nâng cao trình độ sức khỏe của người lao động

Sức khoẻ vừa là mục đích của phát triển, đồng thời nó cũng là điều kiện của sự pháttriển. Sức khoẻ là sự phát triển hài hoà của con người cả về vật chất và tinh thần, đólà sức khoẻ cơ thể và sức khoẻ tinh thần. Khi đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải chú ý tất cả các yêu cầu nêu trên.

Để phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Logistics cũng nhưchất lượng nguồn nhân lực phục vụ ngành logistic trong quá trình hội nhập quốc tế,cần phải có những giải pháp cụ thể trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics tại việt nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)