logistics
Để thúc đẩy ngành logistics phát triển một cách sâu rộng và toàn diện thì các Bộ – Ban – Ngành có liên quan tới khu vực dịch vụ logistics cần phải hợp tác với nhau chặt chẽ; đặc biết là Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Bưu chính viễn thông, Bộ Kế hoạch đầu tư, Tổng cục Hải quan, VLA, VCCI,… để có thể phân
56
định rõ khả năng và trách nhiệm của mỗi bên trong chiến lược phát triển logistics nói chung và nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics nói riêng. Trong thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ cần phải phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Công thương và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; phát triển các trung tâm phân phối hàng hóa; nâng cao năng lực doanh nghiệp dịch vụ logistics; phát triển nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ.
Mặt khác, các Bộ - Ban – Ngành cũng cần hợp tác chặt chẽ với các trường đại học và các doanh nghiệp, tạo ra mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau để có được sự hỗ trợ cần thiết, kịp thời và đưa ra được các biện pháp toàn diện nhất trong việc đào tạo nguồn nhân lực logistics
Hình 3.1. Mô hình 3 nhà
Nguồn : Tác giả tự tổng hợp
Nhà nước: xây dựng định hướng đúng, tăng cường năng lực hoạch định chính sách, hình thành khung pháp lý và cơ chế cho phát triển nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành logistics. Đồng thời, chú trọng đến việc đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở nhà nước phát triển bền vững nhân lực chất lượng cao nhà trường nhà doanh nghiệp đào tạo (nhà trường) và doanh nghiệp logistics (nhà doanh nghiệp) trong đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân lực chất lượng cao cho ngành logistics.
Nhà trường: không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và phát triển chuyên sâu đối với đội ngũ giảng viên thông qua đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng, trau
dồi kinh nghiệm và thực tế đặc biệt là về lĩnh vực logistics và vận tải mà họ đangđảm trách dưới mọi hình thức trong nước cũng như nước ngoài, phù hợp với địnhhướng của nhà nước về phát triển và đào tạo nguồn nhân lực logistics. Hoàn thiệnkhung chương trình đào tạo với định hướng tiếp cận các chương trình đào tạo tiêntiến trên thế giới kết hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển nguồn nhân lực ở ViệtNam, dựa vào
57
các thông tin và nhu cầu từ doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lựcthật hợp lý, cân bằng về cung và cầu.
Doanh nghiệp logistics: cần hợp tác chặt chẽ với các trường đại học để giúp đỡ các trường đại học hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ. Tuân thủ đúng theo định hướng của nhà nước; đồng thời đào tạo và tái đào tạo cán bộ trong doanh nghiệp để nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn; đưa nguồn nhân lực trong logistics trở nên cân bằng về trình độ.