0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Giải pháp chung cho các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ DÁN NHÃN SINH THÁI VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG CHO SẢN PHẨM NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HẠT VIỆT TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 144 -146 )

- Lập sổ ghi chép, theo dõi các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng, trong đó cần ghi rõ tên loại hóa chất, ngày sử dụng, lượng sử dụng, phạm

5.2.5. Giải pháp chung cho các doanh nghiệp

Về nhận thức, do nhiều hạn chế về mặt thông tin, hơn nữa đây là một vấn đề hết sức mới mẻ nên nhiều doanh nghiệp của ta còn chưa hiểu được nội dung và tầm quan trọng của việc áp dụng nhãn sinh thái đối với các sản phẩm hàng hóa của mình. Hiện nay, ngoài việc doanh nghiệp cần mạnh mẽ triển khai áp dụng tiêu chuẩn theo ISO 9000 thì nên xem xét và có các biện pháp để áp dụng tiêu chuẩn môi trường của sản phẩn ISO 14000 bằng cách đầu tư thích đáng đối với hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các quy định, các rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm.

Về năng lực quản lý, để áp dụng dán nhãn sinh thái, yêu cầu các doanh nghiệp phải thay đổi phương thức quản lý môi trường theo cách tiếp cận hệ thống. Đây là một phương thức quản lý còn rất mới đối với các doanh nghiệp của ta, vì vậy, việc triển khai áp dụng sẽ gặp không ít khó khăn, trong đó, việc nâng cao trình độ quản lý của các doanh nghiệp là điều rất cần thiết. Về kinh phí cho việc triển khai áp dụng nhãn sinh thái bao gồm các chi phí về hệ thống quản lý môi trường lẫn chi phí cho việc chứng nhận đăng ký nhãn sinh thái. Ngoài ra, còn một số chi phí khác nữa, vì vậy rất tốn kém, trong khi khả năng tài chính của các doanh nghiệp lại có hạn.

Tuy nhiên, chúng ta cần có biện pháp đầu tư dần dần, khắc phục các nhược điểm về kinh phí thông qua việc vay vốn đầu tư phát triển khoa học công nghệ, kỹ thuật. Về cơ sở pháp lý, hệ thống các quy định đối với tiêu chuẩn môi trường và thương mại Việt Nam còn thiếu cập nhật, không đồng bộ. Có rất nhiều các tiêu chuẩn quốc tế xây dựng vượt quá khả năng của doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề quan

SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 145 MSSV: 09B1080181

trọng hiện nay là việc các doanh nghiệp cùng phối hợp với các cơ quan nhà nước đi đầu trong việc xây dựng và thực hiện vấn đề này.

Về nguồn nhân lực, hệ thống nguồn nhân lực của Việt Nam rẽ nhưng còn nhiều bất cập, thiếu công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, ý thức kỷ luật kém. Đây là vấn đề cần được quan tâm của các nhà doanh nghiệp trong việc trích một phần lợi nhuận để thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cập nhật các thông tin, khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, thực hiện các biện pháp nâng cao tay nghề công nhân, nâng cấp trình độ công nghệ.

Bên cạnh đó, sự nỗ lực và hoạt động hỗ trợ của các bộ ngành, sự cố gắng của Nhà nước trong việc hoàn thiện môi trường pháp lý cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình hội nhập được thuận lợi hơn.

SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 146 MSSV: 09B1080181

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ DÁN NHÃN SINH THÁI VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG CHO SẢN PHẨM NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HẠT VIỆT TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 144 -146 )

×