Tình hình nhập khẩu hạt điều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất tiêu chí dán nhãn sinh thái và đánh giá tiềm năng áp dụng cho sản phẩm ngành chế biến hạt điều của Công ty cổ phần Hạt Việt tỉnh Bình Dương (Trang 32 - 33)

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU TẠI VIỆT NAM VÀ TỈNH BÌNH DƢƠNG

2.1.1.2.Tình hình nhập khẩu hạt điều

Theo Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS) cả nước gần 390.000 ha điều được trồng tập trung nhiều nhất chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam bộ như: Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và vùng Tây Nguyên. Mặc dù trong giai đoạn nền kinh tế thế giới phục hồi chậm sau khủng hoảng tài chính nhưng tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu nhân điều năm 2010 của Việt Nam ước đạt trên 1 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay.

Với kết quả ấn tượng này, trong 4 năm liên tục (2006-2010) VN đã trở thành nước có số lượng và kim ngạch xuất khẩu nhân điều số 1 thế giới và giữ vững vị trí nước chế biến đứng thứ 2 thế giới sau Ấn Độ và đứng thứ 3 thế giới về năng suất và sản lượng sau Ấn Độ và bờ biển Ngà.

Như vậy so với chỉ tiêu đề ra của Bộ NN-PTNT, ngành điều VN đã vượt cả 3 chỉ tiêu về sản lượng chế biến, sản lượng nhân điều xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu (vượt từ 27% đến hơn 52%). Tuy nhiên, các chỉ tiêu về diện tích cây điều,

SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 33 MSSV: 09B1080181

năng suất và sản lượng điều nguyên liệu cho chế biến còn thấp (đạt từ 60% đến hơn 87% chỉ tiêu).

Theo Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối ( Bộ NN & PTNT), hiện nay diện tích trồng điều cả nước đạt 433.000 ha với sản lượng thu hoạch 350.000 tấn điều thô mỗi năm. Năm 2006, cả nước có 225 doanh nghiệp chế biến điều với gần 300 nhà máy, đã chế biến và xuất khẩu được 127.000 tấn nhân điều, thu về 504 tỷ USD. Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến điều thường mạnh ai người nấy làm, không chú trọng phát triển vùng nguyên liệu bền vững đã đẩy rất nhiều doanh nghiệp chế biến điều đứng bên bờ vực phá sản do giá nguyên liệu bị đẩy lên quá cao. Theo ông Nguyễn Hoàng Lưu, Phó Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: “ muốn tăng năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế, các doanh nghiệp chế biến điều Việt Nam phải liên kết chặt chẽ với nhau để tạo ra sức mạnh tổng lực, thu hút nhiều vốn đầu tư, cải tiến dây chuyền sản xuất hiện đại để tạo ra sản phẩm chất lượng cao”.

Mặc dù, hạt điều Việt Nam đã ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế nhưng thực tế các doanh nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu hạt điều đang phải đối mặt với những khó khăn thách thức. Sau gần 15 năm phát triển, hạt điều chế biến Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu riêng. Sản phẩm chủ yếu của ngành điều Việt Nam cũng mới chỉ dừng lại ở sản phẩm điều nhân. Các doanh nghiệp kinh doanh chế biến điều chủ yếu có quy mô nhỏ dẫn đến làm giảm khả năng cạnh tranh của hạt điều Việt Nam trên trường quốc tế. Tình trạng “ tranh mua” nguyên liệu vẫn đang tiếp tục diễn ra do nguồn nguyên liệu trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất tiêu chí dán nhãn sinh thái và đánh giá tiềm năng áp dụng cho sản phẩm ngành chế biến hạt điều của Công ty cổ phần Hạt Việt tỉnh Bình Dương (Trang 32 - 33)