Thu hoạch và bảo quản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất tiêu chí dán nhãn sinh thái và đánh giá tiềm năng áp dụng cho sản phẩm ngành chế biến hạt điều của Công ty cổ phần Hạt Việt tỉnh Bình Dương (Trang 93 - 97)

- Phân phối sản phẩm: Sản phẩm sau khi đóng gói bao bì sẽ được lưu kho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

4.4.1.4. Thu hoạch và bảo quản

Từ khi trồng đến khi thu hoạch hạt điều khoảng 4-5 năm. Chỉ thu hoạch những quả điều đã chín, quả thu hoạch về phải tách riêng phần hạt và trái, loại bỏ cuống hạt, làm sạch phần thịt trái dính ở cuống, lưu ý: không để mủ từ cây, hạt dính vào chân tay gây lở loét, nguy hiểm, tốt nhất nên đeo găng tay và mang giày khi làm việc trong vườn điều. Tùy theo mức độ chín của điều mà ta có thể thu hoạch 1- 2 ngày 1 lần.

Sau khi thu hoạch xong hạt điều phơi đủ khô có thể bảo quản trong một thời gian dài trong điều kiện bình thường. Trong nhà kho với nền xi – măng, có tường che và mái che. Hạt điều được chứa trong các bao tải và được đặt cao so với mặt đất khoảng 20-30 cm.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương có nhiều huyện trồng điều như : Tân Uyên, Bến Cát, Dầu Tiếng…Sau khi thu hoạch và bảo quản hợp vệ sinh, sẽ bán lại cho các nhà thu mua, sau đó nhà thu mua phân phối lại cho các công ty chuyên sản xuất chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh, và Công ty Cổ Phần Hạt Việt một trong những đơn vị thu mua hạt điều từ nguồn cung cấp trên.

Các tác động trong giai đoạn trồng trọt

Trong giai đoạn trồng trọt, việc sử dụng phân bón và các loại thuốc trừ sâu bệnh là những tác nhân chính ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 94 MSSV: 09B1080181

Quá trình sử dụng các loại thuốc trừ sâu trong giai đoạn trồng trọt cũng như chăm sóc cây điều đều ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh đặc biệt là sức khỏe con người.

Thời gian phun thuốc: Thời gian phun thuốc vào buổi sáng, sau khi sương tan, thường bắt đầu từ lúc 7h, tùy vào diện tích trồng điều mà có sự phân bổ người phun thuốc cho phù hợp, thường việc phun thuốc sẽ kéo dài từ 5 - 6 giờ. Tức sẽ kéo dài đến khi trời nắng, phun thuốc vào lúc trời nắng rất nguy hiểm đối với người phun thuốc vì khi đó nồng độ của thuốc tăng cao rất dễ gây sốc và khi trời nắng tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nếu bất cẩn để thuốc dính vào cơ thể sẽ dễ bị nhiễm độc.

Đánh giá tác động của thuốc BVTV đối với môi trường

Bảng 4.4: Ma trận đánh giá tác động của giai đoạn sử dụng thuốc BVTV

Ghi chú: +: có tác động; 0: không gây tác động; X: tác động chính

Bƣớc công việc Loại hình tác động

Nƣớc thải Chất thải rắn

Mua thuốc 0 0

Pha chế 0 +

Phun xịt 0 0

Vệ sinh trang thiết bị + 0

SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 95 MSSV: 09B1080181

Bảng 4.5: Nguyên nhân và hậu quả của quá trình sử dụng thuốc BVTV đối với môi trƣờng

Loại hình ô nhiễm Nguyên nhân ô nhiễm Đối tƣợng và mức độ tác động Ghi chú Con ngƣời Môi trƣờng

Nước thải Do quá trình vệ sinh thiết bị phun và đồ bảo hộ. Do mưa rửa trôi các chất hóa học hay một lượng thuốc dư thừa không được thực vật hấp thụ.

++ ++ Trong nước thải của quá trình vệ sinh thiết bị phun và đồ bảo hộ lao động có chứa dư lượng thuốc BVTV khi thải ra nguồn nước sẽ ảnh hưởng đến các sinh vật thủy sinh.

Lượng dư này nếu thấm vào đất sẽ làm chết các sinh vật sống trong đất, làm cho chất lượng đất bị giảm xuống. Chất thải rắn Chai lọ, bao bì đựng thuốc BVTV

++ ++ Gây ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe con người. Khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường đất.

Ghi chú: ++: tác động rõ ràng

Dựa vào hai bảng đánh giá tác động trên, có thể thấy tác động chính do việc sử dụng thuốc BVTV là nước thải và chất thải rắn. Hai loại hình ô nhiễm này là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, các động thực vật

SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 96 MSSV: 09B1080181

sống trong môi trường nước và môi trường đất. Ngoài ra tính độc của thuốc BVTV còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng.

- Tác động đến môi trường đất: Đây là thành phần môi trường bị ô nhiễm đầu tiên. Sự tích tụ các kim loại nặng trong thuốc trừ sâu bệnh, phân bón như chì, arsen, camidi, đồng, thủy ngân,…trong một thời gian dài sẽ làm ngăn cản sự trao đổi chất giữa đất và không khí, làm đất trở nên chai cứng, khô cằn. Ngoài ra quá trình chuẩn bị đất trồng còn gây ra các tác động tiêu cực như làm giảm độ che phủ thực vật, thay đổi kết cấu đất làm cho đất dễ bị xói mòn, rửa trôi và còn làm mất đi chất dinh dưỡng của đất và mất đi tính đa dạng của hệ sinh thái.

- Tác động đến môi trường nước: Các hóa chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, phân bón không được cây hấp thụ sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm hay hòa trộn với dòng nước và chảy ra nguồn nước mặt xung quanh.

Một nguyên nhân khác cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước là việc súc rửa chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật ngay tại nguồn nước. Ngoài ra, lượng nước lớn phục vụ cho việc tưới cây hay nước mưa chảy tràn sẽ lôi kéo theo đất đá, cành lá, các chất cặn bã ra các nguồn nước xung quanh.

- Tác động đến môi trường không khí: Cũng như môi trường nước, môi trường không khí cũng bị ô nhiễm đáng kể. Đó là sự phát tán dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vào không khí trong quá trình phun xịt, là mùi hôi thối từ việc sử dụng phân bón mà không được xử lý đúng cách. Các chất độc hại này sẽ phát tán trong không khí làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của con người.

- Các tác động do chất thải rắn: Đây là loại chất thải phát sinh ở tất cả các giai đoạn trong quá trình trồng trọt. Chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón được xếp vào loại chất thải nguy hại. Nếu không xử lý đúng cách nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

- Tác động đến sức khỏe con người: khi được sử dụng không đúng cách, thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây nhiễm độc cấp tính: Bỏng mắt cấp tính, hủy hoại da, ảnh hưởng thần kinh, gan. Khi bị nhiễm độc mãn tính sẽ ảnh hưởng đến tủy xương (thiếu máu bất sản và loạn tạo máu) ảnh hưởng đến sinh sản (vô sinh ở nam, sảy

SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 97 MSSV: 09B1080181

thai, thai dị dạng...); gây độc thần kinh; ảnh hưởng đến cơ chế miễn dịch... Cơ thể con người bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật biểu hiện ở nhiều mức độ: giảm sút sức khỏe, gây rối loạn các hoạt động ở hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa hô hấp, bài tiết, gây các tổn thương bệnh lý ở các cơ quan, hệ thống nói trên từ mức độ nhẹ tới nặng, thậm chí tàn phế hoặc tử vong.

- Tác động đến đa dạng sinh học: Đối với môi trường xung quanh, thuốc bảo vệ thực vật diệt cả những côn trùng và động vật hữu ích cho con người, có thể làm biến đổi thế cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Các thuốc trừ sâu tồn dư lâu, không bị phân hủy ở trong đất và trong nước có thể làm cho động vật, cây trồng sống ở đó bị nhiễm thuốc lâu dài, con người ăn các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi bị nhiễm thuốc trừ sâu hằng ngày một cách gián tiếp, lâu ngày sẽ có hại cho sức khỏe.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất tiêu chí dán nhãn sinh thái và đánh giá tiềm năng áp dụng cho sản phẩm ngành chế biến hạt điều của Công ty cổ phần Hạt Việt tỉnh Bình Dương (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)