X: thiếu hoặc vi phạm CQMT: Cảnh quan môi trường GPMT: giấy phép môi trường a Tình trạng vệ sinh
TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG
3.1. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHU TRÌNH SỐNG CỦA SẢN PHẨM NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU
3.1.1. Nguyên liệu đầu vào
Nguyên liệu phục vụ cho quá trình chế biến các sản phẩm nhân hạt điều là hạt điều thô, hạt điều thô được các thương lái thu mua trực tiếp từ người nông dân rồi đem tiêu thụ cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến hạt điều.
Cây điều được trồng chủ yếu ở khu vực miền Trung và phía Nam Việt Nam, phân bố ở 4 vùng: Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng Đông Nam Bộ là nơi cây điều được chú trọng phát triển sớm và có diện tích điều lớn nhất, chiếm 60% diện tích trồng điều ở Việt Nam, kế đến là Duyên Hải Nam Trung Bộ chiếm 24%, Tây Nguyên chiếm 11% và Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm 5% [3]. Đối với cây nông nghiệp lâu năm như cây điều thì việc trồng và chăm sóc không cần làm đất kỹ cũng như phân bón, đây là loại cây dễ trồng và phát triển nhanh sau 5 năm có thể thu hoạch. Với quá trình phát triển như vậy cho đến khi thu hoạch thì cơ bản không gây tác động nhiều đến môi trường cũng như sức khỏe người dân.
Sau khi thu hoạch hạt điều được thương lái mua và thu gom và vận chuyển bằng ô tô đến nhà máy, trong quá trình thu gom hạt điều có thể phát sinh một lượng bụi bay vào mặt người công nhân, tuy nhiên lượng bụi này không đáng kể và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe công nhân, đồng thời vận chuyển hạt điều thô bằng các phương tiện vận chuyển như ô tô sẽ thải ra lượng khí thải và tiêu hao nhiêu liệu trong quá trình vận chuyển có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người đi đường.
SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 47 MSSV: 09B1080181
3.1.2. Quá trình sản xuất chế biến 3.1.2.1. Môi trƣờng không khí 3.1.2.1. Môi trƣờng không khí