XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TIẾN TỚI ĐẠT ĐƢỢC NHÃN SINH THÁI CHO CÔNG TY CỔ PHẦN HẠT VIỆT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất tiêu chí dán nhãn sinh thái và đánh giá tiềm năng áp dụng cho sản phẩm ngành chế biến hạt điều của Công ty cổ phần Hạt Việt tỉnh Bình Dương (Trang 140 - 142)

- Phân phối sản phẩm: Sản phẩm sau khi đóng gói bao bì sẽ được lưu kho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TIẾN TỚI ĐẠT ĐƢỢC NHÃN SINH THÁI CHO CÔNG TY CỔ PHẦN HẠT VIỆT

NHÃN SINH THÁI CHO CÔNG TY CỔ PHẦN HẠT VIỆT

5.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHÃN SINH THÁI CỦA CÔNG TY CP HẠT VIỆT. HIỆN NHÃN SINH THÁI CỦA CÔNG TY CP HẠT VIỆT.

5.1.1. Thuận lợi

- Sự quan tâm và khuyến khích của Nhà nước, của các Sở, Ban, Ngành trên địa bàn Tỉnh về các vấn đề môi trường nói chung và nhãn sinh thái nói riêng.

- Sự quan tâm của Ban Giám Công ty Cổ Phần Hạt Việt với mong muốn phát triển Công ty theo hướng bền vững.

- Ngày nay khi mức sống của con người ngày càng được cải thiện, nhận thức về những tác động của môi trường đến hoạt động kinh tế, đến đời sống của con người cũng nâng lên rõ rệt. Do đó, xu hướng sán xuất và tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường trở thành một xu thế tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại giữa các nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ, hàng rào bảo hộ thuế quan dần được gỡ bỏ, do đó xuất hiện xu hướng sử dụng các hàng rào “xanh” để bảo hộ thị trường trong nước.

Nhãn hiệu sinh thái đang dần trở thành một công cụ hợp lý để thực hiện mục tiêu bảo hộ thị trường, hơn thế nữa, đây lại là một công cụ khá hiệu quả vì phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của xã hội – xu thế sản xuất và tiêu dùng bền vững. Như vậy, nhãn sinh thái chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động thương mại giữa các quốc gia. Nó có thể trở thành một hàng rào “xanh” hữu hiệu, đồng thời là một công cụ chiếm lĩnh thị trường rất hiệu quả khi vượt qua được rào cản “xanh” này. Các nước nhập khẩu có thể sử dụng công cụ này để bảo hộ thị trường trong nước, còn các nước xuất khẩu cố gắng tận dụng công cụ này để thúc đầy hoạt động xuất khẩu, nâng cao vai trò và vị thế cạnh tranh của mình.

SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 141 MSSV: 09B1080181

Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, mạc dù nước ta đã gia nhập WTO nhưng muốn để đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải hết sức năng động và nhanh chóng đáp ứng yêu các đa dạng, khắt khe về các tiêu chuẩn kỹ thuật nói chung và tiêu chuẩn môi trường nói riêng. Nhãn sinh thái cung cấp thông tin trung thực liên quan đến việc làm giảm thiểu những tác động xấu của hàng hóa đến môi trường, dịch vụ giữa người sản xuất với người tiêu dùng tạo nên sự ổn định về cung, cầu và giá cả, giúp cho hoạt động thương mại ổn định vững chắc và lâu dài.

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, điều đó đặt ra yêu cầu về một nền sản xuất bền vững, trong sạch. Các nhà sản xuất muốn ổn định được sản lượng sản xuất cũng như doanh số bán ra, cần phải chứng minh cho người tiêu dùng biết rằng sản phẩm của mình không gây ô nhiễm môi trường. một trong những phương tiện thực hiện điều đó là “nhãn sinh thái”.

Thị trường xuất khẩu của Công ty chủ yếu là các nước Châu Âu, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore...Tại thị trường các nước này, những sản phẩm được cấp nhãn sinh thái được người tiêu dùng rất ưu chuộng, giá bán thường cao hơn những sản phẩm thông thường. Đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp nếu sản phẩm của họ được cấp nhãn sinh thái.

5.2.2. Khó khăn

- Cơ quan được giao nhiệm vụ trực tiếp xây dựng chương trình nhãn sinh thái là Bộ Tài nguyên và môi trường, song nguồn nhân lực còn thiếu và đang phải giải quyết nhiều vấn đề khác nhau.

- Hệ thống các quy định về tiêu chuẩn môi trường và thương mại Việt Nam còn chưa cập nhật, thiếu đồng bộ, nhiều tiêu chuẩn quốc vượt quá khả năng của doanh nghiệp Việt Nam.

- Ý thức của người tiêu dùng về sản phẩm xanh còn đơn lẽ, chưa mang tính cộng đồng cao. Đồng thời người có thu nhập thấp chiếm tỷ lệ cao nên họ hướng đến việc mua sắm các sản phẩm rẻ hơn là mua các sản phẩm thân thiện với môi trường.

SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 142 MSSV: 09B1080181

- Chi phí các doanh nghiệp phải bỏ ra để đáp ứng các tiêu chí về Nhãn sinh thái là tương đối lớn.

5.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TIẾN TỚI ĐẠT ĐƢỢC NHÃN SINH THÁI CHO CÔNG TY CỔ PHẦN HẠT VIỆT SINH THÁI CHO CÔNG TY CỔ PHẦN HẠT VIỆT

Như đã phân tích trên , khả năng đạt được nhãn sinh thái của Công ty Cổ Phần Hạt Việt là cao, công ty đã đáp ứng được đa số các tiêu chí đề ra (trên 80%). Do đó để công ty đạt được nhãn sinh thái như mong muốn cần phải thực hiện một số giải pháp đề xuất sau để hướng tới mục tiêu đạt nhãn sinh thái.

5.2.1.Giải pháp cho giai đoạn khai thác nguyên liệu ( trồng trọt)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất tiêu chí dán nhãn sinh thái và đánh giá tiềm năng áp dụng cho sản phẩm ngành chế biến hạt điều của Công ty cổ phần Hạt Việt tỉnh Bình Dương (Trang 140 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)