TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU TẠI VIỆT NAM 1 Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất tiêu chí dán nhãn sinh thái và đánh giá tiềm năng áp dụng cho sản phẩm ngành chế biến hạt điều của Công ty cổ phần Hạt Việt tỉnh Bình Dương (Trang 29 - 31)

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU TẠI VIỆT NAM VÀ TỈNH BÌNH DƢƠNG

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU TẠI VIỆT NAM 1 Tại Việt Nam

2.1.1. Tại Việt Nam

Vươn lên trở thành nước có sản lượng nhân điều xuất khẩu đứng đầu thế giới từ năm 2006, là một tin vui, là đòn bẩy thúc đẩy cho ngành điều Việt Nam phát triển vươn lên. Tuy nhiên, cũng là một thách thức và trọng trách nặng nề đang đè nặng lên vai: Làm sao cả người trồng điều, ngành điều, các cơ sở chế biến điều Việt Nam phải đổi mới phương thức canh tác - thu hoạch - chế biến - mở rộng thị trường ... mang thương hiệu điều sạch – bền vững cả về số lượng lẫn chất lượng, toả rộng thị trường năm châu. Có như vậy, mới trụ vững nổi trong xu thế cạnh tranh, hội nhập và khẳng định vị thế vương quốc điều thế giới.

Bên cạnh tình trạng thiếu nguyên liệu để sản xuất, ngành điều Việt Nam cũng đang trong tình trạng thiếu lao động. Năng lực của người lao động còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành chế biến điều xuất khẩu. Hiện nay, tổng số lao động ngành điều trên 300.000 người và số lao động này mới đáp ứng được 60% cho các doanh nghiệp chế biến điều và còn thiếu hơn 40% lao động cho ngành chế biến nông sản này. Nguyên nhân chính dẫn đến thiếu lao động là do thu nhập thấp, nhiều công nhân hạt điều đã bỏ sang các ngành chế biến gỗ, thự phẩm, thuỷ sản, nhưng nơi có thu nhập đảm bảo cuộc sống cho họ hơn.

Để ngành hạt điều Việt Nam có cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào thị trường thế giới đồng thời khẳng định vị trí số 1 về xuất khẩu hạt điều, Hiệp hội điều Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển bền vững đặc biệt chú trọng phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Theo Hiệp hội điều Việt Nam, hiện nay tổng công suất chế biến điều của Việt Nam đạt 731.700 tấn điều thô mỗi năm thì nguồn nguyên liệu chưa đáp ứng đủ 50%

SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 30 MSSV: 09B1080181

công suất chế biến. Vì vậy, trong Quyết định số 39/2007/QĐ-BNN phê duyệt phát triển ngành điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Bộ NN&PTNT chủ trương: không mở rộng thêm công suất hay đầu tư thêm nhà máy mới, giảm dần các cơ sở chế biến nhỏ bằng cách thành lập các công ty, tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh, trình độ công nghệ cao, tập trung đầu tư cùng nguyên liệu, tìm giống mới tăng năng suất, chất lượng sản phẩm để xây dựng cho hạt điều Việt Nam một thương hiệu mạnh trên trường quốc tế.

Các tỉnh trồng điều trọng điểm vùng tại Đông Nam Bộ đã và Tây Nguyên đang thực hiện kế hoạch quy hoạch lại các vùng trông điều theo hướng chuyên canh và thâm canh cây điều bằng các giống cao sản mới. Hiện nay, năng suất trung bình cây điều trên trên cả nước vào khoảng 1 tấn/ha, nhưng với các dòng điều cao sản , nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, điều kiện thổ nhưỡng phù hợp như một số vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, năng suất có thể đạt 3tấn/ha. Phấn đấu đến 2015, diện tích trồng điều bằng giống cao sản mới đạt trên 50% tổng diện tích của khu vực, đưa diện tích trồng điều của cả nước tăng từ 350.000 ha lên 450.000 ha. Năng suất bình quân của ngành điều cả nước sẽ đạt 1,4-2 tấn/ha nhằm đưa sản lượng điều thô lên 500.000, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu hạt điều đạt 700 triệu USD vào năm 2015 và đạt 820 triệu USD vào năm 2020.

Để đạt được mục tiêu trên, ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch thường trực Hiệp hội điều Việt Nam nhấn mạnh: Muốn xuất khẩu gia tăng về lượng và cả về giá trị thì yêu cầu đặt ra đó là: Các doanh nghiệp chế biến điều phải áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế BRC, HACCP, GMP, ISO, ISO14000, đầu tư xây dựng thương hiệu ngành điều và thương hiệu doanh nghiệp để trở thành thương hiệu uy tín và thương hiệu mạnh ngành điều Việt Nam trên thế giới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu và đưa thiết bị cơ khí tự động, hiện đại phục vụ cho công nghiệp chế biến nhân điều và các sản phẩm sau nhân điều, phù hợp với yêu cầu của thị trường, tiếp thu đầu tư nghiên cứu giống điều cao sản, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người trồng, liên kết dọc giữa doanh nghiệp chế biến và người sản xuất, mục tiêu là tăng trưởng về năng suất và chất lượng sản phẩm”.[3]

SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 31 MSSV: 09B1080181

Ước tính cả nước có trên 200 DN chế biến hạt điều, nhưng mới chỉ có... 20 DN đạt ISO 9001:2000 và HACCP. Xuất Khẩu Hạt Điều Toàn quốc có 203 DN tham gia XK điều, nhưng các DN XK có quy mô, kim ngạch XK từ 5 triệu USD trở lên, chỉ có 38 DN. Nhiều DN tổ chức XK không có nhà máy chế biến, khi thuận lợi tham gia, khi khó khăn thì bỏ. Đây cũng là một trong những khó khăn chung của toàn ngành chế biến hạt điều tại Việt Nam.

Bảng 2.1 - Tình hình sản xuất hạt điều thô trong những năm qua và quá trình chế biến:

Năm Số lượng hạt điều sản xuất trong nước

(T) Số lượng hạt điều nhập khẩu (T) Tổng số lượng hạt điều đã chế biến (T) (1) (2) (3) (4) 1998 - 468 - 168 1998* 54.000 100.000 10.000 - 1999 35.600 70.000 20.000 85.000 2000 67.600 135.000 35.000 150.000 2001 73.100 140.000 40.000 170.000 2002 128.800 220.000 60.000 270.000 2003 164.400 260.000 50.000 300.000 2004 204.700 350.000 50.000 400.000 2005 240.200 320.000 80.000 440.000 2006 273.100 340.000 100.000 480.000 2007 301.900 350.000 200.000 550.000 2008 320.000 350.000 250.000 600.000 2009 54.000 468 10.000 85.000 2010 35.600 100.000 20.000 150.000 Nguồn: VINACAS và các cộng sự Ghi chú: (1): Cục Trồng trọt – Bộ NN & PTNT và Tổng cục Thống kê. (2), (3), (4): Hiệp hội Điều Việt Nam.

(*) 1998: Năm đầu tiên Việt Nam nhập khẩu hạt điều thô và là năm đầu tiên Việt Nam được ghi nhận là nước có chế biến và xuất khẩu nhân điều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất tiêu chí dán nhãn sinh thái và đánh giá tiềm năng áp dụng cho sản phẩm ngành chế biến hạt điều của Công ty cổ phần Hạt Việt tỉnh Bình Dương (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)