Triển khai chương trình nhãn sinh thá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất tiêu chí dán nhãn sinh thái và đánh giá tiềm năng áp dụng cho sản phẩm ngành chế biến hạt điều của Công ty cổ phần Hạt Việt tỉnh Bình Dương (Trang 26 - 29)

Hiện nay, nước ta đang xúc tiến xây dựng chương trình nhãn sinh thái cho các sản phẩm dịch vụ sau:

Nhãn Bông sen xanh

Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống khách sạn nói riêng và xã hội nói chung về sử dụng hợp lý tài nguyên, năng lượng để bảo vệ môi trường, Vụ Khách sạn (Tổng cục Du lịch) đã lập dự án Chương trình Nhãn sinh thái “Bông sen xanh” cho các cơ sở lưu trú tại Việt Nam và đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt ngày 16/10/2009.

Chương trình Nhãn sinh thái “Bông sen xanh” thực hiện việc phê duyệt đề cương Chương trình cho các khách sạn ở Việt Nam, triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức và kiến thức của các khách sạn ở Việt nam trong quản lý và bảo vệ môi trường, xây dựng và ban hành các tiêu chí về nhãn sinh thái, hệ thống văn bản pháp lý đánh giá, chứng nhận và cấp nhãn… Tiếp đến, Vụ Khách sạn sẽ trực tiếp lựa chọn mẫu một số khách sạn hạng từ 3 - 5 sao ở 3 miền Bắc – Trung - Nam để thí điểm thực hiện. Theo kế hoạch, đến năm 2011, sẽ triển khai áp dụng rộng rãi việc cấp Nhãn sinh thái cho các khách sạn ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, Vụ sẽ phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống các khách sạn được cấp nhãn sinh thái, liên kết dữ liệu chính thức với một số trang web về môi trường xanh của một số nước, tổ chức trong khu vực và trên thế giới, đồng thời, thực hiện chương trình tuyên truyền, quảng bá trên các ấn phẩm, báo chí, phổ biến lợi ích Nhãn sinh thái cho khách du lịch và tham gia mạng lưới nhãn sinh thái quốc tế vào năm 2012.

SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 27 MSSV: 09B1080181

Hình 1.1: Mẫu biểu trƣng nhãn sinh thái Bông sen xanh

Nhãn tiết kiệm năng lƣợng

Ngày 16/11/2006 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký ban hành Thông tư số 08/2006/TT- về việc hướng dẫn trình tự thủ tục đăng ký, đánh giá, cấp giấy chứng nhận và dán nhãn tiết kiệm năng lượng đối với các sản phẩm sử dụng năng lượng được lựa chọn hàng năm và là một nội dung quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tuy nhiên, mục tiêu đầu tiên của DN khi dán nhãn tiết kiệm năng lượng (TKNL) là để người tiêu dùng phân biệt sản phẩm dán nhãn TKNL với những sản phẩm chưa dán nhãn, cũng như sự khác nhau giữa các sản phẩm của các DN. Từ đó, họ sẽ định hình cho mình hướng tiêu dùng phù hợp với mình nhất. Theo đó khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu các thiết bị gia dụng như: thiết bị chiếu sáng, máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện, quạt điện... dán nhãn năng lượng tự nguyện trước ngày 1/7/2011. Đến ngày 1/1/2013 thì việc dán nhãn này bắt buộc. Nếu sản phẩm có hiệu suất năng lượng thấp hơn mức tối thiểu quy định sẽ không được lưu thông.

Đối với các thiết bị văn phòng và thương mại như máy photocopy, bộ nguồn máy tính, tủ giữ lạnh thương mại và các thiết bị tiêu thụ năng lượng khác được khuyến khích dán nhãn năng lượng trước ngày 1/1/2014 và dán nhãn bắt buộc từ 1/1/2015.

SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 28 MSSV: 09B1080181

Tuy nhiên, với sự nhốn nháo của thị trường hiện nay, mục tiêu của các DN khó lòng đạt được. Những sản phẩm “từa tựa” sản phẩm được chứng nhận TKNL rất đa dạng và khó kiểm soát chất lượng. VN đã có đèn compact được chứng nhận là sản phẩm TKNL thay bóng đèn sợi đốt với nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Rạng Đông, Điện Quang, Philips... Mặc dù vậy, “phiên bản” của những sản phẩm này tràn lan khắp thị trường, thậm chí, còn có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Điều đáng sợ hơn nữa là chúng có sức cạnh tranh ngang ngửa với các sản phẩm cùng loại của VN. Còn những sản phẩm TKNL “made in VN” hiện nay thường có giá cao hơn các sản phẩm khác cùng loại. Tâm lý không chắc chắn về nguồn gốc xuất xứ, cộng với sự thiếu tin cậy về tính năng tiết kiệm điện khiến người tiêu dùng rơi vào tình thế “không biết đâu mà lần”, còn các DN thì cảm thấy oan ức.

SVTH: Bùi Thị Hòa Viên 29 MSSV: 09B1080181

CHƢƠNG II

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất tiêu chí dán nhãn sinh thái và đánh giá tiềm năng áp dụng cho sản phẩm ngành chế biến hạt điều của Công ty cổ phần Hạt Việt tỉnh Bình Dương (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)