Vốn chủ sở hữu và nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương trong hoạt động tín dụng dài hạn (Trang 47 - 49)

III. Khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thơng trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn

2. Các công cụ cạnh tranh của Ngân hàng 1 Lãi suất

2.5. Vốn chủ sở hữu và nguồn vốn huy động

Ngân hàng Ngoại thơng hiện nay là ngân hàng có số vốn tự có lớn thứ hai trong khối ngân hàng nhà nớc là 2540 tỷ VND chỉ sau ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2200tỷ đồng). Tuy có lợi thế so với các ngân hàng quốc doanh khác nhng so với các ngân hàng nớc ngoài có nguồn vốn lớn hơn nhiều thì ngân hàng Ngoại thơng thật sự kém u thế. Tổng vốn và các quỹ của Ngân hàng đạt 4056 tỉ đồng, chiếm sấp sỉ 5% tổng tích sản (năm 2001 đạt chỉ 2.65%). CAR là hệ số đo lờng an toàn vốn trong tổng tài sản cả nội và ngoại bảng có điều chỉnh theo mức độ rủi ro phải vợt yêu cầu tối thiểu là 8%(dựa trên nguyên tắc Basel). Nhng ngân hàng Ngoại thơng lại có CAR thấp (nh phân tích ở phần trên), vốn điều lệ nhà nớc cấp cho cũng quá thấp khiến cho ngân hàng gặp nhiều bất lợi. Vốn tự có thấp dẫn đến giảm uy tín quốc tế của ngân hàng về mức độ an toàn trong kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế, đồng thời hạn chế mở rộng tín dụng của ngân hàng (khi thực hiện quy định tỉ lệ cho vay tối đa trên vốn tự có). Các công ty nớc ngoài hoạt động tại Việt Nam khi có các dự án lớn sẽ lựa chọn các ngân hàng nớc ngoài có uy tín đợc đảm bảo và có nguồn vốn lớn từ ngân hàng mẹ. Các doanh nghiệp trong nớc bị hạn chế tổng d nợ đợc vay không

quá 15% vốn tự có của ngân hàng nên sẽ phải vay thêm từ các ngân hàng khác.

Có thể nói, nguồn vốn chủ sở hữu là một hạn chế rất lớn của Ngân hàng Ngoại th- ơng trong hoạt động tín dụng dài hạn, nhất là khi nhu cầu mở rộng kinh doanh và tăng cờng cạnh tranh là đang ngày càng cần thiết.

Cơ cấu vốn huy động cho thấy rõ thế mạnh về ngoại tệ của ngân hàng. Tổng kết năm 2001, nguồn vốn huy động đạt 70.010 tỷ quy đồng, chiếm 93% tổng nguồn vốn. Trong đó nguồn vốn ngoại tệ đạt 3600 triệu USD, chiếm khoảng 75% vốn huy động của ngân hàng và chiếm tới 46% thị phần cả nớc. Tiền gửi bằng ngoại tệ là một nguồn huy động quan trọng đối với ngân hàng Ngoại thơng nhờ vào uy tín và chính sách thu hút vốn có hiệu quả của ngân hàng. Tuy nhiên, sang năm 2002 do tình hình kinh tế toàn cầu sụt giảm, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ

liên tục cắt giảm lãi suất (còn 1.25%, mức thấp nhất trong vòng 44 năm qua) nên tình hình huy động vốn ngoại tệ gặp nhiều khó khăn. Năm 2002 vốn ngoại tệ của VCB tăng trởng ở mức thấp nhất từ trớc tới nay, đạt 3507 triệu USD, giảm 233 triệu so với năm 2001.

Nói tóm lại, Ngân hàng Ngoại thơng có thể sử dụng thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ nh là một công cụ cạnh tranh đắc lực trong hoạt động cho vay dài hạn trong nớc nhng hạn chế về vốn chủ sở hữu quá nhỏ khiến cho ngân hàng khó có khả năng đối đầu lại với các ngân hàng nớc ngoài trong mảng khách hàng nớc ngoài và nhất là khi tiến trình hội nhập kinh tế thế giới tạo cho các ngân hàng này sự bình đẳng trong hoạt động nh các ngân hàng trong nớc.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương trong hoạt động tín dụng dài hạn (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w