III. Khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thơng trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn
2. Các nhân tố trong nớc
2.4.1. Khối ngân hàng thơng mại quốc doanh
Khối này bao gồm 4 ngân hàng thơng mại nhà nớc ra đời ngay từ khi tách hệ thống ngân hàng Việt Nam thành 2 cấp: Ngân hàng Ngoại thơng, Ngân hàng Công thơng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ngân hàng Đầu t và Phát triển. Mỗi ngân hàng có một thế mạnh và chức năng riêng trong nền kinh tế.
Ngân hàng Công thơng với lợi thế do cơ chế cũ để lại là vốn tiền đồng lớn nhất trong khối ngân hàng. Hầu hết các TCty và các doanh nghiệp nhà nớc có tài khoản tại đây từ nền kinh tế kế hoạch hoá. Để tận dụng giá vốn thấp, Ngân hàng sẵn sàng chào mời với mức giá cho vay thấp hơn để cạnh tranh trên thị trờng mà vẫn có thể bảo đảm lợi nhuận tơng đối. Nh vậy, Ngân hàng Công thơng đang đe doạ sự mở rộng thị trờng tín dụng bằng tiền đồng của Vietcombank.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là ngân hàng có số vốn điều lệ lớn nhất trong khối ngân hàng thơng mại quốc doanh hiện nay, kể cả trong lần
cấp vốn điều lệ bổ sung năm 2002 cũng đợc nhiều nhất. Mục tiêu hoạt động của ngân hàng này là phát triển kinh tế nông thôn và hộ nông dân, cũng nh hỗ trợ xoá đói giảm nghèo ở nông thôn của các tổ chức quốc tế thông qua cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp. Ngân hàng NNo có một thế mạnh là nguồn vốn chủ yếu là tiền đồng nên nguy cơ chịu biến động do tỷ giá ngoại tệ là không lớn, có một mạng lới chi nhánh và nhân viên dày đặc ở các vùng nông thôn và ngoại vi các thành phố lớn. Một trong những hoạt động đang phát triển mạnh trong giai đoạn hiện nay của ngân hàng là hình thức nhận vốn uỷ thác của các tổ chức kinh tế thế giới nh World Bank, IMF,... phục vụ cho các chơng trình xoá đói giảm nghèo do các tổ chức này thực hiện ở Việt Nam, đem lại một nguồn vốn ngoại tệ rất lớn cho ngân hàng. Chính những lợi thế vốn có này đang giúp cho ngân hàng chiếm lĩnh đợc thị trờng. Trong hoạt động tín dụng dài hạn, d nợ ngoại tệ đang trên đà tăng so với các năm trớc, báo hiệu một đối thủ cạnh tranh mới của Ngân hàng Ngoại thơng. Tuy khách hàng của ngân hàng chủ yếu là hộ gia đình và hợp tác xã (trên 70% tổng d nợ) và doanh nghiệp nhà nớc chiếm một phần không lớn (21,7% tổng d nợ) nhng cơ cấu khách hàng đã thay đổi theo chiều hớng tăng cờng quan tâm đến nhóm doanh nghiệp nhà nớc (tăng 16,4%). Nh vậy, nếu biết tận dụng tất cả những thế mạnh mà mình đang có, ngân hàng NNo đang đe doạ sự thống trị của Ngân hàng Ngoại thơng trong tín dụng dài hạn bằng ngoại tệ.
Ngân hàng Đầu t và phát triển có trách nhiệm đảm nhận các dự án đầu t do nhà nớc giao, chủ yếu là xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở cho nền kinh tế. Nh thế có thể coi ngân hàng này là một loại ngân hàng chính sách về đầu t của Nhà nớc trong phát triển kinh tế. Ngân hàng này vậy là không phải mất sức lực, chi phí cạnh tranh, lại nhận đợc nguồn vốn tài trợ của Bộ Tài chính và ngân sách Nhà nớc với lãi suất thấp. Hơn nữa, trong khi nguồn vốn này cha giải ngân hết theo kế hoạch, ngân hàng có thể sử dụng vào mục đích thơng mại, từ đó có thể hởng mức chênh lệch cao hơn là huy động từ dân c và tổ chức kinh tế để cho vay. Thế mạnh chủ yếu của ngân hàng là cho vay trung và dài hạn và cho vay tài trợ uỷ thác.
Nguồn vốn huy động bằng tiền gửi ngoại tệ tăng đáng kể trong 4 năm 1999-2002, gây khó khăn cho Ngân hàng Ngoại thơng. Tuy có chủ trơng không phát triển mạnh nguồn vốn huy động này trong thời gian gần đây nhng tính về tơng lai xa thì Ngân hàng cũng phải chú ý đến điểm này.