3. Cổ đông ngoài Công ty
2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh 1 Sản phẩm.
2.3.1. Sản phẩm.
• Chủng loại sản phẩm.
Agifish hiện có các nhóm sản phẩm chính như sau: sản phẩm cá nuôi bè, sản phẩm cá Tra, cá Basa đông lạnh và sản phẩm từ phụ phẩm.
i). Cá nuôi bè.
Sản phẩm cá nuôi bè của Agifísh được dùng làm nguyên liệu đầu vào để chế biến xuất khẩu. Doanh thu của sản phẩm này chiếm khoảng 5% tổng doanh thu. Các chỉ tiêu đánh giá như sau.
+ Kích cỡ: cá xuất bán phải đạt trọng lượng tối thiểu là 500 gr/con trở lên. + Chất lượng: cá không bị nhiểm bệnh hoặc ký sinh trùng, không có dị tật bẩm sinh, thịt cá trắng.
Cá Tra, cá Basa đông lạnh là sản phẩm chính có doanh thu chiếm trên 80% trong tổng doanh thu của Công ty. Phần thịt nạt để làm ra thành phẩm cá Tra và cá Basa fillet đông lạnh xuất khẩu chiếm từ 30 – 40% trọng lượng cá nguyên liệu.
Sản phẩm của Công ty được chia thành nhiều loại dựa trên kích cỡ và cách đóng gói:
+ Kích cỡ: cá Tra và cá Basa thường phân ra các cỡ loại: 60-120, 120-170, 170-220, 220-300, 300-UP, 170-UP(1) (gr/miếng cá).
+ Đóng gói: sản phẩm cá Tra và cá Basa được đóng gói dưới hai hình thức chính là đông rời (IQF) và đông khối (block).
Đông rời: cho 1 kg thành phẩm vào túi nhựa PE hàn kín miệng, xếp 10 túi cùng cỡ loại cho vào thùng Carton và dùng đai nẹp 2 ngang 2 dọc.
Đông khối: cho mỗi khối 5 kg vào túi nhựa PE hàn kín miệng, xếp hai khối cùng cỡ lại cho vào thùng Carton và dùng đai nẹp 2 ngang 2 dọc
Ngoài ra tùy theo yêu cầu của khách hàng, sản phẩm còn được đóng gói theo nhiều dạng khác nhau. Ví dụ: 5kg/PE – 10kg/thùng.
Bao bì sử dụng loại giấy Carton, in nhãn hiệu phù hợp với nhãn hiệu Việt nam (TCVN) về quy định nhãn hiệu hàng hóa xuất khẩu.
Giá bán trung bình 1 kg thành phẩm cá Basa fillet là 3,95 USD/kg và cá Tra fillet là 2,56 USD/kg.
• Chất lượng sản phẩm:
Các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm luôn được đưa lên hàng đầu nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và đã được khách hàng công nhận. Sản phẩm thực hiện theo tiêu chuẩn của khách hàng nhưng không thấp hơn TCVN.
Hiện nay Agifish đã áp dụng chương trình quản lý chất lượng HACCP, ISO:9001-2000, SQF1000, Halal, BRC vào sản xuất để bảo đảm chất lượng tốt nhất cho sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Hai nhà máy chế biến chính đã được trang bị với các thiết bị tiên tiến, dây chuyền chế biến hiện đại để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó, công ty cũng thường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện để nâng cao tay nghề của công nhân.
• Sản phẩm từ phụ phẩm.
Các phần còn lại của con cá Tra, cá Basa sau khi đã lấy đi phần thịt nạt để xuất khẩu gồm có đầu, xương, da, thịt vụng, mỡ. Tỷ lệ khối lượng phụ phẩm chiếm 60 – 70% khối lượng cá nguyên liệu. Phụ phẩm này chủ yếu được chế biến thành mỡ thực phẩm và bột cá. Doanh thu của hoạt động này chiếm khoảng 5% tổng doanh thu.
Giá trung bình các sản phẩm của xí nghiệp chế biến thực phẩm là 4000 – 4500 đông/kg bột cá và 2000-3000 VNĐ/kg mỡ.
Chất lượng bột cá và mỡ thực phẩm đã đạt được những tiêu chuẩn cần thiết do Viện Pastuer Thành phố Hồ Chí Minh kiểm nghiệm.
2.3.2. Sản xuất.
• Nguyên vật liệu
Bảng 5: Tình hình thu mua nguyên liệu qua 3 năm.
Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005
Sản lượng Tấn 29.764 35.976,16 38.646,29
Thành tiền Triệu đồng 327.404 475.019,89 398.178,06
(nguồn: phòng kế toán của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang)
Cá Basa và đặc biệt là cá Tra là nguyên liệu chính trong hoạt động chế biến thủy sản đông lạnh của Agifish. Với những ưu thế về đặc tính sinh học như khỏe, dễ nuôi, ít bệnh, dễ sinh sản nhân tạo. Thêm vào đó, điều kiện thời tiết của vùng đầu nguồn sông Cửu Long khá phù hợp, đảm bảo việc nuôi cá có thể thực hiện quanh năm. Hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp nằm ở đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu với những ưu đãi của thiên nhiên, môi trường sinh thái phù hợp đã trở thành trung tâm của hoạt động nuôi cá bè.
Trung bình mỗi năm Công ty tiêu thụ hơn 40.000 tấn cá nguyên liệu, trong khi tổng sản lượng cá bè trong khu vực 02 tỉnh An Giang và Đồng Tháp lên tới gần 181.000 tấn. Nguyên liệu cá nguyên con được Công ty thu mua trực tiếp từ các bè các của ngư dân dọc sông Hậu (65%), các bè của cán bộ công nhân viên hay gia đình cán bộ công nhân viên Công ty có vay vốn lưu động của Công ty (20%) và các bè cá của xí nghiệp nuôi cá bè thuộc Công ty (15%). Giá thu mua cá nguyên con đầu vào
khoảng 11.000 – 12.000 VNĐ/kg và có thể thay đổi do biến động giá thị trường tiêu thụ.
Để đáp ứng với những yêu cầu kiểm tra chất lượng sản phẩm để đảm bảo sự an toàn của sản phẩm, quản lý tốt nguồn nguyên liệu, góp phần bảo môi trường sinh thái và ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào, Công ty Agifish đã thành lập Câu lạc bộ 20.000 tấn cá bè vào ngày 01/10/2001.
Mục đích chính của việc Câu lạc bộ 20.000 tấn cá nguyên liệu đi vào hoạt động là điều chỉnh sự mất cân đối giữa cung và cầu của cá bè để đảm bảo lợi ích cho cả người nuôi và Công ty. Trên cơ sở đó, Câu lạc bộ thực hiện vai trò là trung tâm tiếp nhận và tuyên truyền các thông tin về kỹ thuật nuôi, khuyến ngư, tín dụng và ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao vào nghề cá nuôi trong tỉnh. Câu lạc bộ sẽ có nhiệm vụ hướng dẫn các thành viên kỹ thuật nuôi theo đúng yêu cầu HACCP; tư vấn sử dụng thức ăn trong từng giai đoạn tăng trưởng của cá; hướng dẫn và cung cấp thuốc đúng chất lượng cho người nuôi; tổ chức các buổi hội thảo trao đổi kỹ thuật nuôi và phổ biến những qui định bắt buộc về đảm bảo môi trường nuôi.
Ngoài nguyên liệu để chế biến thành phẩm là cá Tra và cá Basa, những nguyên vật liệu khác cần thiết cho quá trình sản xuất là bao bì (PE) và các loại thùng, hộp carton dùng để đóng gói.
Hiện tại, Công ty có một phân xưởng sản xuất bao bì bằng PE và thực hiện in ấn nhãn mác hàng hóa. Các loại thùng, hộp carton được Công ty mua từ các nhà cung cấp bên ngoài.
Căn cứ vào kế hoạch và tình hình sản xuất trong tháng Phòng Kế hoạch và điều độ sản xuất sẽ lên kế hoạch nhập nguyên vật liệu cụ thể. Ngoài ra còn có các loại nguyên vật liệu đi với từng hợp đồng cụ thể sẽ đáp ứng theo từng lúc yêu cầu. Thời gian lưu kho nguyên vật liệu đảm bảo đủ sản xuất trong tháng không để tồn đọng. Các nguyên vật liệu tồn đọng rất ít xảy ra, nếu có là do đặt trước theo hợp đồng xuất khẩu nhưng sau đó không thực hiện.
- Một số nhà cung cấp nguyên vật liệu của Công ty: - Công ty TNHH Hữu Tín, Tp. HCM;
- Công ty TNHH Thành Đạt, Cần Thơ; - DNTN Tân Tự Lực, Tp. HCM;
- Bao bì Vạn Thành, Tp. HCM; - Bao bì Bảo vệ thực vật An Giang; - Casumina, Tp. HCM;
- Công ty TNHH Vĩnh Quang, Tp. HCM. • Máy móc thiết bị
Hầu hết các loại máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất của Công ty được trang bị từ những năm 1999 trở đi, trong đó gần một nửa là được trang bị mới trong các năm 2003. Có thể chia máy móc thiết bị của Công ty làm những nhóm như sau:
- Nhóm các máy móc thiết bị chính: các loại tủ cấp đông (đông khối), cấp đông băng chuyền xoắn (đông rời), máy sản xuất nước đá vảy, máy trộn cá chân không v.v…, là những máy móc thuộc công nghệ mới, giá trị còn lại hơn 60%, công suất hoạt động đạt khoảng 95%.
- Nhóm các máy móc thiết bị hỗ trợ: hệ thống điều hòa, hệ thống máy phát điện, máy hút chân không dán bao v.v… sản xuất trong các năm 1999 – 2000. Công suất sử dụng khoảng 80%, riêng hệ thống máy phát điện công suất sử dụng khoảng 10% (tùy theo mùa). Giá trị còn lại của các máy móc thiết bị này khoảng 90%.
• Chi phí sản xuất
- Tỷ trọng chi phí sản xuất trên giá bán của Agifish năm 2005: cá Basa là 91%; cá Tra là 79%. Nếu tính bình quân chung cho cả cá Tra và cá Basa thì tỷ trọng chi phí sản xuất trên giá bán là: 87% (năm 2005).
- Việc tăng giảm chí phí sản xuất sẽ ảnh hưởng đến giá bán và hiệu quả kinh doanh của Công ty. Chi phí sản xuất chịu tác động của mùa vụ và sản lượng nuôi của ngư dân. Đặc điểm của Agifish là sản xuất theo đơn đặt hàng, do đó việc thương lượng giá bán và giá mua nguyên liệu theo nguyên tắc đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi.
Chi phí sản xuất hiện tại của Agifish thấp hơn so với các doanh nghiệp trong cùng ngành.
Nguyên nhân là do Công ty chủ động về nguồn nguyên liệu, có ưu thế về công nghệ, có nhiều khách hàng truyền thống, và chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn của những thị trường lớn như Mỹ, Hồng Kông, Châu Âu v.v…
Công ty Agifish là doanh nghiệp đầu tiên của ngành thủy sản có mô hình sản xuất kinh doanh khép kín từ khâu sản xuất cá giống, phát triển sinh sản nhân tạo, nuôi cá bè, chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu và chế biến tận dụng các phụ phẩm của cá tra, cá basa.
Quy trình sản xuất của Công ty được tổ chức qua các đơn vị kinh doanh như sau:
Xí nghiệp nuôi thủy sản (sản xuất cá giống, nuôi cá bè).
Các xí nghiệp đông lạnh.
Xí nghiệp chế biến thực phẩm.
Các hoạt động kinh doanh khác (không thuộc mô hình sản xuất khép kín)
i). Xí nghiệp nuôi thủy sản.
Trong mô hình sản xuất khép kín, xí nghiệp nuôi thủy sản có nhiệm vụ sản xuất, nghiên cứu phát triển cá giống và cá nuôi bè.
Cá tra (Pangasius hypophthamus) và cá Basa (Pangasius bocourti) có một vòng đời từ khi nở ra cho tới khi đạt khối lượng có thể chế biến thịt đông lạnh là từ 6 – 7 tháng.
Bộ phận sản xuất cá giống nằm ở thị xã Châu Đốc, cách Thành phố Long Xuyên 50 km về phía tây, ngay trên bờ sông Hậu. Đây là một khu vực có môi trường sinh thái rất phù hợp cho loại cá nước ngọt da trơn. Quy trình hoạt động của bộ phận này bắt đầu từ nuôi vỗ cá bố, mẹ, cho ép đẻ trứng, cho trứng trở thành cá bột và đến ươm nuôi cá bột thành cá hương và cá giống. Với chu kỳ 2 – 2,5 tháng, cá giống đạt khối lượng từ 20 – 30 gr đủ tiêu chuẩn cung cấp cho các bè nuôi. Tỷ lệ cá sống khoảng 45 – 50%. Xí nghiệp có khả năng cung cấp được 100 triệu con giống cá tra, 1 triệu con giống cá basa và 15 triệu con tôm giống P15 hàng năm, đủ cung cấp cho nhu cầu nuôi cá bè và nuôi tôm trong khu vực.
ii). Xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh 7.
Xí nghiệp đông lạnh 7 nằm trong khuôn viên trụ sở chính của Công ty tại Thành phố Long Xuyên. Xí nghiệp có vị trí giao thông thuận lợi theo đường bộ là quốc lộ 91 và theo đường thủy là sông Hậu.
Nguyên liệu cho sản xuất (cá tra và cá basa nguyên con) được vận chuyển bằng ghe chuyên dụng (ghe đục) từ các bè cá đến bến cá của xí nghiệp đông lạnh 7.
Xí nghiệp đông lạnh 7 có tổng số 640 công nhân viên. Trong đó lao động trực tiếp là 603 công nhân viên. Hệ thống thiết bị chính là dàn tủ cấp đông (công nghệ đông tiếp xúc – Contact Freezer) với tổng công suất 7000 kg/mẻ và hệ thông kho trữ đông với năng lực 420 tấn thành phẩm mỗi tháng. Xí nghiệp đông lạnh 7 có công suất bình quân 300 tấn cá đông lạnh thành phẩm một tháng, tương đương 950 tấn ngyên liệu.
Quy trình sản xuất chế biến thủy sản đông lạnh của nghiệp được thực hiện theo chương trình quản lý chất lượng “phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn – HACCP” và “quy phạm sản xuất – GMT”.
Các công đoạn chế biến cá đông lạnh của xí nghiệp được trình bày trong hình 4. Đặc điểm của dây chuyền là các công đoạn chế biến cá đông lạnh sử dụng nhiều lao động thủ công và có khả năng chuyển đổi từ sản phẩm cá đông lạnh sang các sản phẩm thủy sản đông lạnh khác như tôm, mực…Ngoài ra, các xí nghiệp đông lạnh điều có trang bị hệ thống xử lý nước thải và thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường cần thiết nhằm hạn chế tác động vào môi trường sinh thái và sinh hoạt của cộng đồng dân cư trong khu vực.
Công ty sử dụng công nghệ tạo nước đá vảy nên vấn đề vệ sinh trong chế biến được đảm bảo. Ngoài ra chất lượng cá đông lạnh được bảo quản tốt hơn, không bị mất đi chất dinh dưỡng trong thịt cá.
Sản phẩm cá đông lạnh của xí nghiệp 7 đã được cấp mã số (code) vào thị trường Châu Âu là DL07 từ năm 1997.
iii). Xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh 8.
Xí nghiệp đông lạnh 8 nằm ở thị trân An Châu, Huyện Châu Thành trên quốc lộ 91, cách Thành phố Long Xuyên 10 km về phía tây.
Cá Tra, cá Basa nguyên liệu được chuyên chở bằng ôtô từ bến cá của xí nghiệp đông lạnh 7 đến xí nghiệp đông lạnh 8.
Xí nghiệp đông lạnh 8 có tổng số 662 công nhân viên, trong đó lao động trực tiếp là 624 công nhân viên. Hệ thống thiết bị chính là dàn tủ cấp đông với tổng công suất là 4700 kg/mẻ và hệ thống khi trữ đông với năng lực 100 tấn thành phẩm. Máy
móc thiết bị của xí nghiệp 8 cũng được trang bị tương tự như xí nghiệp 7, ngoài ra xí nghiệp đông lạnh 8 còn được trang bị một tủ cấp đông băng chuyền xoắn, công suất 500 kg/giờ để làm hàng đông lạnh đống gối nhỏ - đông rời (IQF) với hiệu quả kinh tế gia tăng. Xí nghiệp đông lạnh 8 có công suất bình quân 300 tấn cá đông lạnh thành phẩm mỗi tháng.
Quy trình sản xuất chế biến thủy sản đông lạnh của xí nghiệp 8 cũng được thực hiện theo chương trình quản lý chất lượng “phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn – HACCP” và “quy phạm sản xuất – GMT”.
Năm 2001 sản phẩm đông lạnh của xí nghiệp 8 cũng được cấp mã số (code) vào thị trường Châu Âu là DL08.
iv). Xí nghiệp chế biến thực phẩm.
Đầu năm 2001, Công ty Agifish sau một thời gian hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất bột cá – đã nâng cấp phân xưởng chế biến phụ phẩm thành Xí nghiệp chế biến thực phẩm. Xí nghiệp chế biến thực phẩm là phần cuối cùng trong hệ thống sản xuất của Công ty. Xí nghiệp chế biến thực phẩm nằm đối diện trụ sở chính của Công ty tại Thành phố Long Xuyên.
Tổng số nhân viên của xí nghiệp là 128 người, đây là mô hình sản xuất phụ phẩm trong dây chuyền chế biến thủy sản đông lạnh duy nhất ở đồng bằng sông cửu long và cả nước Việt Nam.
Nguyên liệu chính của xí nghiệp là phụ phẩm (đầu, xương, da, thịt vụng, mỡ) tận dụng từ các xí nghiệp đông lạnh 7 và 8. Trung bình xí nghiệp tiêu thụ từ 80 – 90 tấn/ngày. Khả năng mở rộng công suất hoạt động của xí nghiệp cần phải xem xét kỹ, vì chi phí vận chuyển để thu mua phụ phẩm từ các địa phương khác có tác động lớn tới giá thành của xí nghiệp.
Sản lượng thành phẩm của xí nghiệp là 1,5 – 2 tấn bột cá và 8 tấn mỡ cá trong ngày. Sản phẩm của xí nghiệp hiện nay chủ yếu cung cấp cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc. Riêng 2 nhà máy: Proconco và Cargill tiêu thụ tới hơn 50% sản lượng