I. Phân tích môi trường kinh doanh 1 Xác định khách hàng.
3. Phân tích cạnh tranh 1 Đối thủ trong nước.
3.1. Đối thủ trong nước.
Trong xu thế hội nhập như hiện nay, để có thể giúp Công ty đứng vững và chiến thắng trên thị trường thì cần phải có khả năng cạnh tranh cao. Muốn được như vậy, thì chúng ta phải biết được đối thủ cạnh tranh trong ngành của Công ty là ai, những đối thủ cạnh tranh trực tiếp nào ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty.
Trong lĩnh vực chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu, Công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, cả trong nước lẫn ngoài nước. Trên thế giới, nếu xét về mặt hàng đông lạnh xuất khẩu thì cá da trơn đông lạnh là mặt hàng khá phổ biến và quan trọng, nhất là trong giai đoạn gần đây dịch cúm gia cầm bùng phát tại nhiều nước trên thế giới cộng thêm vào đó là nạn “lỡ mồm long móng” ở gia súc. Nên người dân có xu hướng chuyển sang dùng thủy sản nhiều hơn. Hiện nay có rất nhiều nước có khả năng sản xuất thủy sản đông lạnh đạt chất lượng cao, có thị trường lớn và cạnh tranh mạnh mẽ.
Do nước ta có tiềm năng về nuôi trồng và khai thác thủy sản rất mạnh, và xuất khẩu thủy sản là ngành mang lại ngoại tệ rất lớn cho đất nước. Trong lĩnh vực này, nước ta hiện nay có trên 400 doanh nghiệp chế biến thủy sản nhưng trong số đó chỉ có một số ít công ty có khả năng trang bị máy móc thiết bị hiện đại, tạo ra sản phẩm giá trị giá tăng. Các doanh nghiệp còn lại ít nhiều đều gặp phải khó khăn trong công tác huy động vốn để đổi mới thiết bị máy móc. Sau đây là 10 Công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam trong năm 2005.
Bảng 9: Các Công ty xuất khẩu hàng đầu Việt Nam năm 2005.
STT Doanh nghiệp năm 2005 KL (Tấn) Giá trị (USD)
1 NAVICO 29.179 59.976.144
2 KISIMEX 16.410 33.980.892
3 AGIFISH CO 14.783 37.698.026
4 MINH PHU SEAFOOD CORP (số liệu DN) 11.528 127.511.172
5 CATACO 10.715 33.399.896
6 HAVUCO 10.253 39.742.994
7 KIM ANH CO., LTD 9.252 78.462.594
8 CAMIMEX 8.505 86.776.536
9 CAFATEX CORP 7.920 51.715.044
10 AMANDA FOODS (VIETNAM) LTD 6.566 56.006.654
(Hải quan VN)
Để đánh giá chi tiết hơn nữa về đối thủ cạnh tranh ta tiến hành lập bảng so sánh thế mạnh của một số công ty dẫn đầu thị trường hiện nay thể hiện ở một số chỉ tiêu cụ thể như sau:
Bảng 10: So sánh với các đối thủ cạnh tranh
Các chỉ tiêu đánh giá Hệ số Navico Agifis h Kisimex Minh Phú Cataco Thị phần 1 10 9 9 8 7 Tài chính 0.9 10 9 9 10 8 Máy móc 0.9 10 9 10 9 7 Uy tín 1 9 8 8 8 7
Kinh nghiệm sản xuất 0.5 9 10 9 8 8
Đa dạng hoá sản phẩm 0.8 10 8 9 9 8
Tiêu chuẩn chất lượng 0.8 8 10 8 7 7
Tổng 55.9 53.4 51.4 48.3 43.5
(theo số liệu của cục thống kê An Giang)
Từ bảng mô tả trên cho thấy đối thủ chủ yếu của Agifish hiện nay là Navico, Kisimex, Minh Phú với tiềm lực tài chính mạnh, có công nghệ máy móc tiên tiến, nhiều sản phẩm đa dạng đang chiếm thị phần lớn so với Agifish trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, trong tương lai rất có thể Việt Nam sẽ mất lợi thế cạnh tranh một khi các nước trong khu vực như Campuchia hoặc Thái Lan phát triển nuôi cá tra, basa. Vì vậy, các doanh nghiệp phải biết kết hợp nhau nhằm cạnh tranh cùng có lợi.
Nhưng trong thực tế, hiện tượng các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh hiện vẫn xảy ra thường xuyên.
3.2. Các đối thủ nước ngoài.
Nếu so về chất lượng sản phẩm thì thủy sản Việt Nam tỏ ra không hề thua kém sản phẩm của các nước vì cùng điều kiện nuôi trồng. Tuy nhiên, trong công tác quản lý của chúng ta vẫn còn nhiều bất cập, thiếu sót. Vì vậy, nhìn chung tổng kim ngạch xuất khẩu của ta so với các nước còn rất thấp so với các nước đặc biệt là Thái Lan (chỉ bằng 1/5 Thái Lan). Mặc khác mối đe dọa cho thủy sản Việt Nam là các nước như Thái Lan, Ấn Độ lại sắp được miễn thuế bán phá giá do thiên tai đầu năm 2005 vì thế các doanh nghiệp trong nước cần phải có tầm nhìn xa hơn kịp thời đề ra đường lối cạnh tranh sao cho cùng có lợi.