Phân tích môi trường kinh doanh 1 Kinh tế toàn quốc.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006 (Trang 54 - 57)

I. Phân tích môi trường kinh doanh 1 Xác định khách hàng.

4. Phân tích môi trường kinh doanh 1 Kinh tế toàn quốc.

4.1. Kinh tế toàn quốc.

Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có một đà tăng trưởng đáng khích lệ. Cùng với xu thế tăng trưởng chung của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta cũng đang trong thời kỳ tăng trưởng nhanh. Kinh tế toàn quốc tăng trưởng sẽ thúc đẩy quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, … tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành.

Bảng 11: Tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam qua các năm.

Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005

Tốc độ phát triển kinh tế % 6,8 7,0 7,3 7,6 8,5

Tốc độ lạm phát % 0,8 1,5 3,0 8,5 6,5

(Nguồn : Niên Giám Tổng Cục Thống Kê)

4.2. Lạm phát.

Khi lạm phát xảy ra dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phải liên tục tăng vốn lưu động, do đó làm giảm khả năng sinh lời có thể đem lại. Nhìn chung tình hình lạm phát trong những năm trước đây có sự biến động phức tạp.Tuy nhiên nhờ sự điều tiết của Nhà Nước tình hình lạm phát đã dần ổn định. Dự báo năm 2006 là 6%

4.3. Tỷ giá hối đoái.

Là một doanh nghiệp lấy xuất khẩu làm chủ đạo, doanh thu của Agifish hầu hết là bằng ngoại tệ (chiếm gần 80%). Do đó chính sách quản lý tỷ giá hối đoái của nhà nước cũng sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Chẳng hạn, khi tỷ

giá giữa đồng Việt Nam và đồng USD tăng dẫn đến doanh thu tính theo đồng Việt Nam tăng và ngược lại. Hiện nay, tỷ giá có xu hướng ổn định nên chưa có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Công ty.

4.4. Lãi suất ngân hàng.

Đây là yếu tố tác động đến các quyết định trong đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp. Khi lãi xuất ngân hàng tăng đòi hỏi các doanh nghiệp phải đánh giá lại tính hiệu quả trong sản xuất cũng như các dự án mở rộng và phát triển doanh nghiệp. Bởi vì lúc này lãi suất ngân hàng sẽ tác động trực tiếp đến doanh thu của các hoạt đọng kinh tế của doanh nghiệp. Ngược lại khi lãi suất ngân hàng giảm sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong việc mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ…Hiện nay lãi suất ngân hàng của nước ta đang ở mức tương đối thấp điều này tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi cho các doanh nghiệp trong vấn đề huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Điều này thuận lợi cho Công ty vì trong những năm gần đây Công ty đang huy động một nguồn vốn lớn để đầu tư đổi công nghệ thiết bị.

4.5. Chính trị, pháp luật.

Nước ta được đánh giá là nước có nền chính trị ổn định nhất Châu Á Thái Bình Dương. Điều này là một trong những thuận lợi tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế.

Hiện nay do yêu cầu đổi mới hệ thống các quy chế pháp luật của nước ta cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới, các quy chế định pháp của nước ta không ngừng được sửa đổi và hoàn thiện tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thu hút vốn đầu tư… Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều quy định, thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực hải quan đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra việc thực thi và sự ổn định của hệ thống văn bản pháp lý chưa cao cũng là những yếu tố không dự đoán trước được tác động lên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

4.6. Điều kiện thời tiết, khí hậu.

Là một yếu tố rủi ro trong hoạt động nuôi cá bè. Khi thời tiết thay đổi cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến số lượng và chất lượng nguồn nước mà cá sinh sống. Chẳng hạn như vào đầu mùa lũ (tháng 5, 6) nước từ đầu nguồn đổ về cuốn theo phù sa và ký sinh trùng làm thay đổi đột ngột nguồn nước ảnh hưởng đến sinh lý cá và

gây nên các hiện tượng bệnh lý. Khi mùa nước xuống (tháng 1,2), nồng độ các chất độc hại trong nước tăng cao do phèn, thuốc trừ sâu từ ruộng lúa đổ ra sông, ảnh hưởng đến đời sống và chất lượng của cá nuôi.

4.7. Vấn đề nguồn nguyên liệu.

Trong những năm gần đây ngành nuôi trồng thủy sản phát triển một cách nhanh chóng, chính sự phát triển quá nóng này không kiểm soát được diện tích, sản lượng tôm và cá đã dẫn đến những yếu kém về quản lý chất lượng. Tỷ lệ nhiễm dư lượng kháng sinh, hóa chất bị cấm trong cá nuôi khá cao, tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm chưa được xử lý một cách triệt để, khả năng bảo đảm truy xuất nguồn gốc sản phẩm kém do diện tích nuôi còn manh mún, trình độ sản xuất chưa đồng đều đã dẫn đến bất lợi cho cả hai sản phẩm chủ lực của thủy sản Việt Nam trước các rào cản “kỹ thuật” từ các nước cạnh tranh. Bên cạnh vấn đề chất lượng nó còn kéo theo nhiều vấn đề khác như giá cả biến động, cung cầu không đồng đều . . .

Để có sản phẩm sạch thì một mình doanh nghiệp không thể làm được nếu không qua quy trình nuôi sạch. “Hàng rào kỹ thuật về hóa chất và dư lượng kháng sinh từ các nước nhập khẩu ngày một cao, muốn vượt qua phải có sự nỗ lực từ hai phía (người nuôi và nhà chế biến).

Thực tế cho thấy, hiện nay khoảng cách giữa người nuôi và doanh nghiệp còn khá xa nhau, dặc biệt trong việc liên kết tạo thành một tổ chức.

4.8. Sự đa dạng của các sản phẩm mới.

Ngày nay, đi đôi với sự phát triển mạnh mẽ các siêu thị, nhà hàng là xuất hiện nhiều sản phẩm thay sản phẩm sơ chế cá da trơn, tôm là sự xuất hiện của các sản phẩm ăn liền được chế biến cao cấp khác từ tôm cá, hoặc các sản phẩm tương tự như cá thác lác, cá chép…Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng tìm tòi và phát triển thêm nhiều sản phẩm mới phát huy tối đa tính ưu việt của sản phẩm. Đồng thời cũng phải tạo được tính mới lạ trong các tuyến sản phẩm sau này của mình.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w