Dự báo kinh doanh.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006 (Trang 62 - 66)

II. Phân tích kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh.

3.Dự báo kinh doanh.

3.1.Tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp thủy sản cả nước năm 2006.

Năm 2005, tổng lượng hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 570.000 tấn, đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu lên 2,65 tỷ USD, vượt chỉ tiêu đề ra. Bộ Thủy sản cũng vừa hoàn tất kế hoạch sản xuất, kinh doanh của ngành trong năm 2006.

Theo thông tin từ Bộ Thủy sản, hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 105 quốc gia và vùng lãnh thổ. Toàn ngành có 171 DN được cấp code xuất hàng vào thị trường EU, 295 DN được phép xuất khẩu hàng vào Hàn Quốc và 300 DN đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh chất lượng quốc tế (HACCP) đủ điều kiện xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Mỹ. Trong năm qua, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là 3 thị trường được xem là chủ lực; trong đó Bộ Thủy sản đánh giá cao thị trường Nhật Bản và đang ưu tiên xuất hàng, phấn đấu giai đoạn 2006 - 2010 chiếm thị phần không dưới 30%. Năm 2005, tổng giá trị kim ngạch XKTS vào EU chỉ đạt khoảng 300 triệu USD trong tổng số 2,65 tỷ USD. Tuy nhiên sự chấp nhận của EU đối với thủy sản Việt Nam đã tác động rất lớn đến các thị trường khác khi càng ngày, số lượng lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị giữ lại do phát hiện nhiễm dư lượng kháng sinh ở các nước càng ít đi. Đối với Mỹ, thị trường quen thuộc của thủy sản Việt Nam. Hiện xuất khoảng 25% thị phần và phấn đấu tăng lên 30% những năm tới. Có thể nói đây là thị trường lớn nhưng rất khó tính, do đó phải đa dạng các sản phẩm, xúc tiến thương mại, phương thức mua bán, thanh toán... nhất là bảo đảm VSATTP.

Theo Bộ trưởng Thủy sản, mục tiêu hướng tới của ngành trong năm 2006 là đạt 2,8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 5,66% so với năm 2005. Với tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng trong năm 2006, phấn đấu đạt 3,44 triệu tấn, tổng diện tích nuôi trồng là 1,1 triệu ha (tăng gần 100.000 ha so với năm 2005). Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu xuất khẩu này, ngành thủy sản Việt Nam phải tiến hành đồng bộ các giải pháp, như xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm thủy sản Việt Nam tại nước ngoài để tăng cường đầu ra ổn định cho sản phẩm, giảm bớt trung gian và chủ động điều phối hàng hóa tại các thị trường lớn. Bên cạnh đó, nguồn giống thủy sản sạch bệnh, chất lượng cao là yếu tố quan trọng để Việt Nam chủ động sản xuất các sản phẩm chủ lực cho xuất khẩu. Theo Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP): “Xuất khẩu thủy sản năm 2006, chất lượng sẽ là vấn đề sống còn bởi thực tế hiện nay thị trường Nhật Bản, Mỹ, EU kiểm tra gắt gao VSATTP”. Theo VASEP, từ ngày 1/1/2006, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) yêu cầu các nhà chế biến thực phẩm phải liệt kê ghi nhãn các thành phần có chứa protein xuất xứ từ thủy sản, sữa, trứng... nếu không thực hiện sẽ bị thu giữ. Trong khi đó, EU đưa ra qui định mới liên quan đến vệ sinh thức ăn chăn nuôi. Theo đó, các đơn vị phải cung cấp thông tin về sản xuất, lưu kho, phân phối sản phẩm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thức ăn nuôi trồng thủy sản và ràng buộc trách nhiệm đối với những nhà sản xuất thức ăn.

Có thể nói “rào cản” VSATTP ngày càng khắt khe. Để đảm bảo được điều này, Bộ Thủy sản sẽ tiếp tục hỗ trợ các DN nâng cấp điều kiện sản xuất, đảm bảo 100% DN chế biến xuất khẩu đạt tiêu chuẩn ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, những nỗ lực của Việt Nam trong việc kiểm soát dư lượng kháng sinh trong hàng thủy sản xuất khẩu là rất đáng ghi nhận. Hiện nay, với việc tăng cường kiểm tra hàng thủy sản xuất khẩu vào Hoa Kỳ và Canada (kiểm soát 100% các lô hàng thuộc 3 nhóm sản phẩm thịt cua gh‹, tôm và cá da trơn với 4 chỉ tiêu kháng sinh, thời gian tối thiểu 4 tháng), Việt Nam đã củng cố vững chắc niềm tin về chất lượng hàng thủy sản cho tất cả các thị trường, kể cả thị trường khó tính nhất là EU.

Với đà tăng trưởng đáng mừng như vậy, trong lộ trình xa hơn, Thứ trưởng Bộ Thuỷ sản Nguyễn Thị Hồng Minh cho biết, Việt Nam dự kiến sẽ thu về 4 tỷ USD từ việc xuất khẩu hàng thuỷ sản vào năm 2010 và từ 4,5-5 tỷ USD vào năm 2020.

(Nguồn: TTXVN)

3.2. Dự báo Sản lượng.

3.2.1. Đối với sản phẩm cá Tra fillet xuất khẩu.

Bảng 15: Khối lượng sản phẩm cá Tra fillet xuất khẩu qua 3 năm.

Đvt: tấn

Chỉ Tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm

2003 1352 1352 2621 2117 7441 2004 2400 3130 2895 2488 10912 2005 2314 2425 2742 2459 9940 Tổng 6066 6906 8257 7064 28293 Trung bình 2022 2302 2752 2355 2358 Chỉ số mùa vụ 0.8575 0.9764 1.1674 0.9987 4

Qua quan sát bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng, sản lượng xuất khẩu của sản phẩm mang tính mùa vụ. Do đó, mô hình dự báo theo mùa vụ sẽ thích hợp để dự báo sản lượng tiêu thụ của năm 2006. Bên cạnh đó để thấy được mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình dự báo. Ta kết hợp sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính (xem chi tiết phần dự báo ở phụ lục 2 trang 95). Sau đây là kết quả dự báo sản lượng cá Tra fillet xuất khẩu của năm 2006.

Bảng16: Kết quả dự báo sản lượng cá Tra fillet xuất khẩu của năm 2006.

Năm Quý Chỉ số mùa vụ Dự báo phi mùa vụ Dự báo mùa vụ hóa

2006 1 0.8575 3007 2579

2 0.9764 3103 3029

3 1.1674 3198 3733

4 0.9987 3294 3289

2007 1 0.8575 3389 2906

3.2.2. Đối với sản phẩm cá Basa fillet xuất khẩu.

Bảng 17: Khối lượng sản phẩm cá Basa fillet xuất khẩu qua 3 năm.

Đvt: tấn

Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm

2003 579 579 1123 907 3189

2004 1028 1341 1241 1066 4676

Tổng 2600 2960 3539 3027 12125

Trung bình 867 987 1180 1009 1010

Chỉ số mùa vụ 0.8575 0.9764 1.1674 0.9987 4

Tương tự như phần dự báo sản lượng cá Tra fillet xuất khẩu. Ta cũng có được bảng kết quả dự báo sản lượng cá Basa fillet xuất khẩu của năm 2006 như bảng sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 18: Kết quả dự báo sản lượng cá Basa fillet xuất khẩu của năm 2006.

Sử dụng các chỉ số mùa vụ để mùa vụ hóa số liệu:

Năm Quý Chỉ số mùa vụ Dự báo phi mùa vụ Dự báo mùa vụ hóa

2006 1 0.8575 1289 1105

2 0.9764 1330 1298

3 1.1674 1371 1600

4 0.9987 1412 1410

Chương 4 .

KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY. CÔNG TY.

I. Mục tiêu kế hoạch của năm 2006.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006 (Trang 62 - 66)