Công tác đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội - Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 75 - 76)

II. một số đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện BHTNNN KTS & KSTV

1.3.Công tác đánh giá rủi ro

1. Các giải pháp đối với Công ty

1.3.Công tác đánh giá rủi ro

Công tác đánh giá rủi ro tại Bảo Việt Hà Nội phải đợc thực hiện một cách nghiêm túc, cẩn thận hơn. Điều này trớc hết thể hiện ở việc Giấy yêu cầu bảo hiểm đợc khai đầy đủ, rõ ràng. Khai thác viên bảo hiểm cần phải đánh giá cao vai trò của Giấy yêu cầu bảo hiểm hơn nữa, và điều quan trọng là phải làm cho khách hàng cũng nhận thức đợc vai trò đó. Những câu hỏi mở trong Giấy yêu cầu bảo hiểm nên để khoảng trống rộng hơn, và có thể đánh dấu chú ý vào câu hỏi đó để khách hàng khai cụ thể và chính xác hơn, chẳng hạn nh những thông tin về công việc chủ yếu thực hiện trong 5 năm gần nhất, các chi tiết kỹ thuật, tài sản xung quanh...

1.4. Công tác giám định và giải quyết bồi thờng

Mặc dù trong quá trình triển khai nghiệp vụ này thời gian qua không có phát sinh sự cố cũng nh khiếu nại nào nhng không vì thế mà Công ty đợc phép lơ là công tác giám định. Lãnh đạo Công ty phải thiết lập và mở rộng quan hệ với một số chuyên gia giám định, chẳng hạn nh chuyên gia từ Cục giám định thuộc Bộ Xây dựng để có thể thuê khi có thông báo về sự cố, qua đó cũng sẽ học tập đợc nhiều kinh nghiệm. Đồng thời, Bảo Việt Hà Nội cũng nên thờng xuyên thông qua Trung tâm đào tạo của Bảo Việt để tổ chức các khoá học nâng cao trình độ chuyên môn về ngành xây dựng cho các cán bộ giám định để dần dần Công ty có ngay cán bộ giám định chuyên nghiệp tại Công ty, nh thế sẽ tiết kiệm đợc chi phí hoạt động. Có nh vậy thì công tác giám định mới thu đợc kết quả nhanh chóng, chính xác, khách quan, tạo niềm tin cho khách hàng, nâng cao uy tín của Công ty. Lãnh đạo phải luôn nhắc nhở cán bộ thực hiện đúng quy trình giám định, chủ động phối hợp, hớng dẫn đôn đốc khách hàng và ngời bị hại nhanh chóng hoàn tất hồ sơ để rút ngắn thời gian giải quyết bồi thờng.

Khi có phát sinh khiếu nại phải bồi thờng, nên cố gắng giải quyết khiếu nại bằng hoà giải trớc, nếu không đợc thì mới đa ra toà phân xử. Ta có thể thấy việc đa ra cơ sở pháp lý để giải quyết khiếu nại bảo hiểm là một công việc không khó. Vấn đề khó là làm sao để ngời khiếu nại chấp nhận cách giải quyết đó, không khiếu nại tiếp. Việc giải thích, hớng dẫn ngời khiếu nại hiểu rõ về các quy định của Hợp đồng bảo hiểm, của pháp luật liên quan đến nội dung tranh chấp là công

việc chính trong quá trình giải quyết khiếu nại. Trên cơ sở tìm hiểu kỹ khiếu nại từ nhiều góc độ, thấy đợc bản chất của khiếu nại, với thái độ quan tâm thực sự đến lợi ích của ngời khiếu nại, cùng hợp tác, cùng chia sẻ thì Công ty mới có thể giải quyết thành công một khiếu nại. Các cán bộ bảo hiểm luôn phải tâm niệm rằng: giải quyết khiếu nại bảo hiểm không phải là sự đối đầu mà phải tiếp tục thiết lập đợc mối quan hệ giữa 2 bên.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội - Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 75 - 76)