Ứng dụng Chữ ký số tham gia dịch vụ công trực tuyến:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa tại công ty TNHH sản xuất công nghiệp Việt D.E.L.T.A (Trang 81 - 97)

IV/ Về khả năng hoạt động của công ty:

2.2.Ứng dụng Chữ ký số tham gia dịch vụ công trực tuyến:

2. Chữ ký số Ứng dụng Chữ ký số tham gia dịch vụ công trực tuyến:

2.2.Ứng dụng Chữ ký số tham gia dịch vụ công trực tuyến:

Để đảm bảo tính bảo mật và chính xác của dữ liệu, các doanh nghiệp nên sử dụng Chữ ký số khi khai số liệu vào các hệ thống hành chính công trực tuyến. Chứ ký số là dữ liệu điện tử nằm trong, được gắn kèm hoặc được kết hợp một cách hợp lý với một văn bản điện tử dựa trên công nghệ khoá riêng và khóa công khai nhằm

xác định người ký văn bản điện tử và khẳng định sự chấp nhận thông tin chứa trong văn bản điện tử của người ký. Hồ sơ điện tử của doanh nghiệp có gắn Chữ ký số có giá trị pháp lý như hồ sơ giấy thông thường.

Trong giai đoạn này, các hoạt động hành chính công còn nằm trong dự án (Khai báo thuế qua mạng) hoặc đang thí điểm (Khai hải quan điện tử và Chứng nhận xuất xứ điện tử) do đó còn nhiều bỡ ngỡ và chưa hoàn thiện. Mong rằng trong thời gian không xa, công ty có thể tham gia và tiếp cận được những lợi ích mà các Cơ quan Nhà nước đang nỗ lực và phấn đấu mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Việt D.E.L.T.A nói riêng.

a/ Khai báo thuế qua mạng:

Theo Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/2/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính đối với nội dung áp dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử giữa các tổ chức, cá nhân và cơ quan tài chính, mục tiêu trong năm 2009-2010 triển khai áp dụng chữ ký số cho ít nhất hai dịch vụ hành chính công điện tử của Bộ Tài chính: Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế qua mạng Internet (iHTKK) và Thủ tục Hải quan điện tử. Bộ Tài chính sẽ sử dụng Hệ thống Chứng thực chữ ký số của VNPT để phục vụ cho giai đoạn thí điểm iHTKK từ tháng 8/2009 đến hết tháng 12/2009 và sử dụng Dịch vụ Chứng thực chữ ký số của VNPT cho các dịch vụ hành chính công điện tử của Bộ Tài chính sau khi VNPT được cấp giấy phép cung cấp Dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng.

Chữ ký số có vai trò quan trọng trong việc khai báo thuế qua mạng. Công ty sẽ giảm thiểu thời gian, chi phí cho việc kê khai thuế thông qua việc kê khai qua mạng Internet. Điều này cũng giúp cho cơ quan thuế giải tỏa được áp lực trong việc tiếp nhận, xử lý và lưu trữ tờ khai thuế. Chỉ cần công ty có Chữ ký số được chứng thực và cài đặt phần mềm mã vạch hai chiều có khả năng trích xuất tờ khai ra dạng PDF được cơ quan thuế cung cấp miễn phí là có thể kê khai qua mạng. Ngoài việc tiết kiệm thời gian chi phí, công ty còn có thể quản lý các tờ khai của mình một cách dễ dàng thông qua việc tra cứu các thông tin trên mạng và nhận được các thông báo trực tiếp của cơ quan thuế qua cổng thông tin điện tử.

b/ Khai Hải quan điện tử:

Thực hiện Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2005, Bộ Tài chính đã triển khai Dự án Thủ tục hải quan điện tử. Bước đầu, thủ tục hải quan điện tử được tổ chức thí điểm thực hiện tại Cục hải quan TP.HCM và Cục Hải quan Tp.Hải Phòng. Sau đó thủ tục hải quan điện tử sẽ được mở rộng đến một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố có đủ điều kiện để thực hiện.

Mục tiêu của ngành Hải quan là đưa Cục hải quan Tp.HCM (vào năm 2010) và Hải Phòng (vào năm 2011) thành Cục Hải quan điện tử. Đến nay, việc triển khai thủ tục hải quan điện tử đã đạt được các mục tiêu đặt ra như rút ngắn thời gian thông quan, giảm hồ sơ giấy tờ, giảm chi phí cho doanh nghiệp.

 Lợi ích của Khai hải quan điện tử:

Hải quan điện tử mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp qua việc rút ngắn thời gian trung bình làm thủ tục hải quan, tiết kiệm chi phí, đặc biệt là tránh phải tiếp xúc với nhân viên Hải quan, giảm đi được những sách nhiễu, phiền hà, tiêu cực. Thay vì phải đến chi cục hải quan và mất nhiều thời gian để làm các thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp sẽ thực hiện việc khai báo qua hệ thống mạng điện tử và việc thông quan sẽ được hoàn tất trong thời gian ngắn. Cụ thể thời gian thông quan đối với lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra hải quan là 5-10 phút, đối với lô hàng phải kiểm tra hồ sơ là 20-30 phút, còn hàng hóa phải kiểm tra thực tế hàng hóa phụ thuộc vào thời gian kiểm tra.

Thủ tục hải quan sẽ được thực hiện bằng các phương tiện điện tử thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan. Doanh nghiệp kê khai trên phần mềm - do Tổng cục Hải quan cung cấp hoặc tải miễn phí trên website của Tổng cục Hải quan - theo các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn của Tổng cục Hải quan. Hồ sơ hải quan điện tử phải đảm bảo sự toàn vẹn và có giá trị pháp lý như hồ sơ hải quan giấy.

 Trình tự thực hiện Khai hải quan điện tử trong giai đoạn hiện nay:

Hình 1: Màn hình đăng nhập hệ thống

Các thông tin đưa vào:  Mã số xuất nhập khẩu.

 Mật khẩu: lần đầu tiên truy nhập vào hệ thống mật khẩu do đơn vị hải quan cung cấp là mã số xuất nhập khẩu. Sau đó để đảm báo tính bảo mật, công ty có thể thay đổi mật khẩu của mình.

Hình 2: Trang chủ của Website khai hải quan điện tử

Bước 2 : Khai báo dữ liệu tờ khai

 Căn cứ vào loại hình xuất nhập khẩu, công ty có thể chọn các chức năng trên menu phía bên trái màn hình là loại hình kinh doanh.

 Để khai báo tờ khai xuất khẩu công ty chọn mục Tờ khai xuất khẩu.

 Công ty chọn Chi cục Hải quan mà công ty làm thủ tục trong hộp thoại kéo thả. Các chi cục hải quan điện tử không đứng riêng độc lập mà được đưa về trực thuộc các chi cục hải quan. Dữ liệu thực hiện hải quan điện tử sẽ được quy về cục hải quan các tỉnh, thành phố để đảm bảo thống nhất, có quản lý tập trung. Do đó việc khai báo của nhân viên sẽ thuận lợi khi khai báo ở nhiều cửa khẩu khác nhau mà thông tin vẫn liên thông.

Các dạng thông tin đưa vào có 2 dạng:  Thông tin người sử dụng tự nhập.

 Thông tin lựa chọn trên danh mục hệ thống cung cấp như phương tiện vận tải, cảng địa điểm bốc dỡ hàng, điều kiện giao hàng, đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán, xuất xứ hàng hoá, đơn vị tính.

Công ty nhập đầy đủ các thông tin trên màn hình nhập liệu. Các chỉ tiêu thông tin có màu đỏ là các chỉ tiêu thông tin bắt buộc phải đưa vào. Ngoại trừ một số

thông tin cho phép nhập mã: mã số công ty, mã số đơn vị làm thủ tục hải quan, mã số nước nhập khẩu. Các thông tin khi nhập dưới dạng tiếng Việt đều phải sử dụng chuẩn Unicode dựng sẵn.

Hình 3: Màn hình nhập thông tin hàng hóa

a/ Nhập các thông tin hàng hoá:  Tên hàng quy cách phẩm chất.  Mã số hàng hoá.

 Xuất xứ.  Lượng.  Đơn vị tính.

 Đơn giá nguyên tệ.  Trị giá.

Nếu muốn thêm thông tin hàng mới, nhấn vào nút <Thêm hàng>. b/ Nhập các thông tin thuế:

 Trị giá tính thuế (Tính theo tiền VNĐ)  Thuế suất XNK.

 Thuế suất VAT.  Tỷ lệ chênh lệch giá.

Một số thông tin như Số tiền thuế XNK, Trị giá tính thuế VAT, Số tiền chênh lệch giá hệ thống sẽ tự động tính toán.

c/ Gửi các chứng từ đi kèm:

Tuỳ thuộc vào từng loại hình xuất nhập khẩu mà có các chứng từ đi kèm khác nhau.

Hình 4: Gửi các chứng từ đi kèm

d/ Lưu trữ thông tin tờ khai:

_ Sau khi nhập đầy đủ các thông tin, công ty nhấn nút <Ghi> để lưu trữ.

_ Trường hợp nếu không lưu trữ được các thông tin hệ thống sẽ hiển thị các thông báo cho công ty biết thiếu các thông tin gì.

_ Nếu việc lưu trữ thành công hệ thống sẽ cấp cho số tiếp nhận điện tử, công ty sẽ ghi nhớ số tiếp nhận điện tử này để đến làm thủ tục hải quan.

Bước 3 : Nhân viên in số tiếp nhận được cơ quan hải quan cấp cùng bộ hồ sơ

giấy đến cơ quan hải quan làm thủ tục.

Bước 4 : Sau khi nhận số tiếp nhận hồ sơ từ công ty, cán bộ cơ quan hải quan

thực hiện nghiệp vụ kiểm tra và chấp nhận thông tin. Nếu thông tin khai hải quan điện tử được chấp nhận thì cơ quan hải quan sẽ cấp số cho tờ khai hải quan điện tử và phân luồng thông quan hàng hóa. Với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin, cơ quan hải quan đánh giá độ tuân thủ và phân luồng hàng hóa dựa trên bộ tiêu chí

quản lý rủi ro và hồ sơ về quá trình chấp hành pháp luật của công ty để áp dụng khi thông quan:

 Luồng xanh dành cho những hàng hóa được chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin khai trên hải quan điện tử.

 Luồng vàng dành cho hàng hóa phải kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông quan hàng hóa.

 Luồng đỏ là những hàng hóa phải kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra hàng trước khi thông quan hàng hóa.

Sau bước này, thủ tục hải quan hàng hóa điện tử tiến hành như thủ tục hải quan hàng hóa thông thường.

 Một vài chức năng khác của khai hải quan điện tử:

a/ Tìm kiếm tờ khai: Chức năng này được sử dụng để sửa đổi các thông tin trên tờ khai đã khai báo. Để tìm kiếm tờ khai nhấn vào nút <Tìm TK>

_ Nhập các chỉ tiêu tìm kiếm ví dụ như số tiếp nhận điện tử, mã số đơn vị xuất nhập khẩu, trạng thái xử lý.

_ Hệ thống sẽ hiển thị các tờ khai thoả mãn điều kiện tìm kiếm trong danh sách kết quả tìm.

_ Tờ khai sẽ chỉ được thay đổi thông tin nếu như hải quan chưa duyệt tờ khai này (tờ khai chưa có số chính thức).

Hình 5: Tìm kiếm tờ khai

b/ Hỏi đáp về Tờ khai: Chức năng này nhằm mục đích trao đổi thông tin giữa công ty và hải quan.

Trường hợp nếu có thông tin từ phía hải quan, công ty sẽ phân biệt các thông tin này căn cứ vào người gửi là cán bộ hải quan.

c/ Tra cứu thông tin doanh nghiệp: Chức năng này cho phép công ty có thể tra cứu các thông tin về các vụ vi phạm pháp luật hải quan, thông tin cưỡng chế thuế của công ty.

+ Tra cứu thông tin vi phạm: Hệ thống sẽ thông báo cho biết chi tiết công ty có vi phạm pháp luật hải quan hay không.

Hình 7: Thông tin vi phạm

+ Tra cứu thông tin cưỡng chế: Hệ thống sẽ hiển thị các thông tin cưỡng chế của công ty.

Hình 8: Thông tin cưỡng chế

d/ Thông tin cá nhân: Chức năng này cho phép thay đổi mật khẩu, cập nhật các thông tin liên quan đến công ty.

 Những tồn tại và hạn chế của Khai hải quan điện tử:

Về cơ bản thủ tục hải quan điện tử đáp ứng được yêu cầu thông quan nhanh hàng hóa do quy trình thủ tục đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện. Việc khai báo hải quan điện tử ít sử dụng giấy tờ mẫu biểu hơn, việc lưu trữ số liệu, hồ sơ dễ dàng, thuận tiện. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử còn chưa cao. Vì bên cạnh những kết quả tích cực trên, thực tế cũng còn những hạn chế bất cập:

 Thủ tục thông quan điện tử mới chỉ thực sự thuận lợi với những doanh nghiệp có hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc luồng xanh . Còn với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc luồng vàng và luồng đỏ thì quy trình khai báo hải quan vẫn còn tương đối phức tạp.

 Việc kết nối liên ngành với các tổ chức thương mại, cơ quan thuế, kho bạc, ngân hàng, chứng nhận xuất xứ (C/O) để có thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho thông quan hàng hóa chưa thật thuận lợi.

 Đường truyền và phần mềm khai báo hải quan điện tử cũng vẫn chưa thật thuận tiện. Các doanh nghiệp vẫn còn e ngại tình trạng nghẽn mạng hay cắt điện bất ngờ khi đang kê khai dễ dẫn đến việc mất dữ liệu.

 Việc vận động, tuyên truyền doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Nhiều doanh nghiệp chưa có nhận thức đúng đắn về hải quan điện tử nên vẫn chưa đầu tư thích đáng về trang thiết bị và nhân lực.

Vì vậy, trước tình hình trên, hiện nay, Tổng cục hải quan đang nỗ lực phấn đấu, khắc phục những nhược điểm nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh dịch vụ hải quan điện tử.

c/ Chứng nhận xuất xứ điện tử (C/O ưu đãi): Các mẫu C/O ưu đãi bao gồm:

 C/O Form A (Mẫu C/O ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)  C/O Form D (MẪu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các

nước ASEAN)

 C/O Form E (Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc)

 C/O Form AK (Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam và các nước ASEAN khác sang Hàn Quốc)

Khai báo C/O điện tử là quy trình thay thế cách khai báo truyền thống (trên giấy tờ) bằng các form trên mạng internet nhằm mục đích thuận tiện và giảm chi phí cho doanh nghiệp và dễ dàng cho quy trình quản lý của đơn vị cấp C/O.

Theo Quyết định số 0519/QĐ-BTM, ngày 21/3/2006, Bộ Công Thương triển khai Đề án quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (eCoSys). Hệ thống eCoSys được triển khai qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Xây dựng hệ thống quản lý, lưu trữ, xử lý dữ liệu C/O form ưu

đãi của tất cả các Phòng quản lý xuất nhập khẩu trên toàn quốc do Bộ Công Thương quản lý tại trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ.

- Giai đoạn 2: Cấp C/O điện tử trên diện hẹp, áp dụng thí điểm với các doanh

nghiệp lớn, có uy tín, kim ngạch xuất khẩu cao và ổn định.

- Giai đoạn 3 (bắt đầu triển khai từ tháng 04/2008): Cấp chứng nhận xuất xứ

điện tử trên diện rộng. Giai đoạn này sẽ cấp C/O điện tử cho tất cả các form và cho tất cả các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.

Về lâu dài, để hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa, eCoSys sẽ kết nối với Hải quan điện tử và tích hợp với một số dịch vụ thương mại. eCoSys cũng sẽ sẵn sàng cho việc trao đổi C/O điện tử với các thành viên của Hiệp định Khu vực thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia kí kết như ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – Nhật bản…

Triển khai hệ thống eCoSys là xu hướng tất yếu mang lại hiệu quả thiết thực cho các Cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các doanh nghiệp:

+ Đối với Cơ quan quản lý Nhà nước: hệ thống eCoSys góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, phục vụ tốt cho công tác thống kê xuất khẩu, qua đó phục vụ công tác quản lý nhà nước về thương mại.

+ Đối với doanh nghiệp: eCoSys giúp tiết kiệm thời gian (do quy trình khai báo nhanh gọn, không phụ thuộc vào thời gian, không gian), chi phí cũng như giảm bớt các thủ tục không cần thiết để có chứng nhận xuất xứ cho hàng hoá xuất khẩu. Ngoài ra, việc ứng dụng eCoSys còn cung cấp nguồn số liệu chính xác và trung thực về lượng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa tại công ty TNHH sản xuất công nghiệp Việt D.E.L.T.A (Trang 81 - 97)