Đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước: 1 Trong nước:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa tại công ty TNHH sản xuất công nghiệp Việt D.E.L.T.A (Trang 37 - 41)

6.1. Trong nước:

Là các công ty cùng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ , nông sản và có nguồn cung cấp ổn định…Thế mạnh ở các công ty này là có kinh nghiệm lâu đời và nguồn huy động vốn dồi dào, do đó họ dễ dàng cung cấp một lượng hàng hóa lớn cho những hợp đồng lớn theo yêu cầu từ phía đối tác và có giá trị lâu dài. Đối với những công ty có hình thức kinh doanh giống như Việt D.E.L.T.A, lợi thế về vốn giúp cho họ có được nguồn hàng nhanh chóng và đầy đủ vì họ có khả năng ứng trước cho nhà cung cấp trong nước khoảng 80% giá trị hợp đồng mua bán hàng nội . Ngoài ra , một số công ty vừa tự sản xuất vừa xuất khẩu có lượng hàng hóa ổn định và giá cả ít biến động. Hơn nữa, việc đầu cơ nguyên vật liệu luôn được họ quan tâm và đầu tư. Do đó, khi giá xuống thấp, họ có khả năng gom một lượng nguyên vật liệu lớn để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, đến khi giá lên cao thì họ không cần vội vàng mua nguyên vật liệu vì đã có nguồn sản lượng cần thiết và đủ cho việc sản xuất. Những công ty như trên đều là những đối thủ mạnh của Việt D.E.L.T.A – một công ty mới kinh doanh với mô hình nhỏ.

6.2 Ngoài nước:

Đối với các nước có truyền thống lâu đời về mặt hàng thủ công mỹ nghệ như : Trung Quốc , Ấn Độ…và các nước có điều kiện khí hậu thích hợp cho mặt hàng nông sản như : Thái Lan (là đối thủ mạnh về tinh bột sắn) , Indonexia , Malayxia , Skilanka (đối thủ mạnh về cơm dừa)… thì chất lượng hàng hóa ở các nước này cao hơn hẳn chất lượng ở nước ta và còn có uy tín trên thị trường . Hơn thế nữa , trong thời gian này , tình hình lạm phát trong nước làm cho giá cả tăng cao liên tục và không ổn định , đây chính là điểm bất lợi trong cạnh tranh của Việt D.E.L.T.A nói riêng và của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

Ngoài ra, đối thủ của Việt D.E.L.T.A cũng bao gồm những doanh nghiệp lớn nhỏ và có danh tiếng, thương hiệu trên các sàn giao dịch trực tuyến B2B trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp này đa phần là những doanh nghiệp có kinh nghiệm kinh doanh trên mạng Internet, thành thạo và có tầm nhìn sâu trong việc ứng dụng Thương mại điện tử vào mô hình kinh doanh. Ngoài những “bạn hàng mối” quen thuộc, những doanh nghiệp này không dễ dàng bỏ qua các thị trường hấp dẫn khác mang lại nhiều lợi nhuận cho họ.

7.Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây:

Đơn vị tính: USD

(Nguồn :Phòng kế toán)

Bảng 4 : Kim ngạch xuất nhập khẩu trong 3 năm 2006, 2007, 2008 và quý 1 năm 2009

Qua số liệu thống kê ở bảng trên ta nhận thấy được hoạt động chủ yếu ở công ty là nhập khẩu . Trị giá nhập khẩu cao nhất qua các năm là 1384091.5 USD chiếm 73.64 % trong năm 2008 . Những năm gần đây , do nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trong nước tăng cao, nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu đó, Việt D.E.L.T.A đã không ngừng tìm kiếm đối tác ở nước ngoài , nhập khẩu những mặt hàng từ nước ngoài về một mặt nhằm cung cấp cho các nhu cầu trong nước , mặt khác , nhập khẩu mang lại nhiều doanh thu cho công ty.

Chỉ

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Quí 1 năm 2009

Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Nhập khẩu 1046845.2 62.93 939641.19 59.65 1384091.5 73.64 346022.87 76.53 Xuất khẩu 616623.83 37.07 635532.75 40.35 495379.57 26.36 106103.64 23.47 Tổng cộng 1663469.03 100 1575173.94 100 1879471 100 452126.51 100

Về kim ngạch xuất khẩu trong năm 2008 lại mang xu hướng xấu hơn . Cuộc khủng hoảng nền kinh tế Mỹ đầu năm 2008 (ngày 21/01) đã chính thức lan ra thị trường Thế giới . Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này đến Việt Nam là không tránh khỏi (Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2009 đạt 36,54 tỷ USD, giảm 25,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 18,46 tỷ USD, giảm 1,1%; kim ngạch nhập khẩu là 18,08 tỷ USD, giảm 40,2%. Tháng 4/2009, cán cân thương mại chuyển sang trạng thái nhập siêu 1,18 tỷ USD) . Và vì vậy , công ty Việt D.E.L.T.A cũng không ngoại lệ . Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 làm hoạt động xuất khẩu của công ty trở nên khó khăn hơn so với năm 2007 và năm 2006. Bằng chứng cho điều này , ta có thể thấy , trị giá xuất khẩu của công ty năm 2008 sụt giảm 121244.26 USD so với năm 2006 và 140453.2 USD so với năm 2007.

Tình hình hoạt động kinh danh xuất khẩu của công ty ở Quý 1 năm 2009 cũng chưa khả quan hơn tình hình năm 2008 và chỉ bằng 21.4 % so với năm 2008 . Nhận thấy , tình hình xuất khẩu Quý 1 năm 2009 cũng chỉ ở mức ngang bằng năm 2008 và sẽ có xu hướng suy giảm nếu công ty không có chiến lược ngăn chặn hay giảm bớt ảnh hưởng tình hình khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài và hoạch định chiến lược kích thích hoạt động kinh doanh của công ty . Trị giá nhập khẩu Quý 1 năm 2009 so với trị giá nhập khẩu năm 2008 là 346022.87 USD / 1384091.5 USD tức tình hình nhập khẩu Quý 1 năm 2009 bằng 25 % so với năm 2008 và có xu hướng tăng .Trị giá nhập khẩu của công ty ngày càng tăng là vì sau nhiều năm hoạt động trong nghề , công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báo, xây dựng và hình thành uy tín cho mình qua cách thức thực hiện các hợp đồng kinh doanh nghiêm túc và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.

Tình hình nhập khẩu của công ty ngày càng tăng trưởng đó là điều đáng mừng cho doanh thu của công ty , nhưng vì đất nước ta vẫn còn tình trạng nhập siêu (Hết tháng 12 năm 2008, nhập siêu của Việt Nam là 18,03 tỷ USD đạt con số kỷ lục từ trước đến nay, tăng 27,7% so với con số 14,12 tỷ USD của năm 2007) . Do đó , để góp phần cho công cuộc phát triển nền kinh tế chung , công ty cần tập trung hơn nữa và cần có nhiều chiến lược hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu của mình.

Bảng 5 : Tỷ trọng các ngành hàng xuất khẩu trong 3 năm 2006, 2007,2008 và Quý 1 năm 2009

Đơn vị tính: USD Tên

hàng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Quý 1 năm 2009

Trị giá trọngTỷ Trị giá trọngTỷ Trị giá trọngTỷ Trị giá trọngTỷ Thủ công mỹ nghệ 215050.14 34.87 330477.03 52 89168.32 18 27400 7.92 Nông sản 206487.01 33.49 160472.02 25.25 307878.4 62.15 318622.87 92.08 Thủy- hải sản 195086.68 31.64 144583.7 22.75 98332.84 19.85 0 Tổng cộng 616623.83 100 635532.75 100 495379.57 100 346022.87 100 (Nguồn : Phòng kế toán)

Công ty Việt D.E.L.T.A xuất khẩu các mặt hàng Thủ công mỹ nghệ , hàng Nông sản và Thủy - Hải sản . Tuy nhiên , do mặt hàng Thủy - Hải sản khó cạnh tranh trên thị trường, ít lợi nhuận nên công ty đã không còn kinh doanh mặt hàng này nữa từ đầu năm 2009. Hơn nữa , công ty cũng muốn tập trung hơn cho công việc kinh doanh của mình vào hai mặt hàng chính mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty là hàng Thủ công mỹ nghệ và hàng Nông sản . Từ bảng trên ta có thể thấy , trị giá hàng Thủy - hải sản giảm dần qua các năm và thấp nhất trong 3 ngành hàng xuất khẩu của công ty . Năm 2008 , ngành hàng này tiếp tục giảm so với năm 2007 với mức chênh lệch là 46250.86 USD và so với năm 2006 với mức chênh lệch khá cao là 96753.84 USD . Trước những suy giảm của tình hình xuất khẩu ngành hàng này cùng với những khó khăn của công ty , công ty đã đi đến quyết định tạm ngưng hoạt động xuất khẩu Thủy - Hải sản.

Các số liệu thống kê từ bảng trên thể hiện sự nổi trội ở trị giá xuất khẩu của hàng Nông sản . Ngành hàng này tăng cao từ năm 2007 là 160472.02 USD lên

trong vòng quý 1 năm 2009 , sản lượng hàng nông sản đã vượt lên mức 318622.87 USD , hơn cả năm 2008 là 10744.47 USD . Điều này là điều đáng mừng cho hàng Nông sản của công ty. Tuy nhiên khi nhìn lại trị giá hàng Nông sản năm 2006 so với năm 2007 có sự sụt giảm 46014.98 USD, chứng tỏ sự bất ổn định trong việc xuất khẩu hàng Nông sản. Để công ty ngày một phát triển vượt bậc và có uy tín trên thị trường rất cần đến sự cố gắng , tích cực trong công việc của toàn bộ nhân viên ở bộ phận xuất khẩu cùng với sự quản lý , định hướng chiến lược hoạt động rõ ràng, đúng hướng của ban Lãnh đạo công ty .

Bên cạnh đó vẫn còn những điểm đáng lo ngại cho ngành hàng Thủ công mỹ nghệ . Trị giá hàng xuất năm 2007 trong ngành hàng này là 330477.03 USD đã dẫn đầu về số lượng so với hai ngành hàng còn lại . Nhưng sang năm 2008 , trị giá lại tuột giảm xuống 241308.71 USD tức chỉ còn 89168.32 USD . Mức chênh lệch quá lớn kéo theo sự sụt giảm về tỷ lệ lên tới 73.02 % . Đến Quý 1 năm 2009 , trị giá ngành hàng này lại giảm tiếp và chỉ có 27400 USD , bằng 33.2 % cả năm 2007 nếu tình hình cứ tiếp tục đều đặn trong 3 Quý kế tiếp với mỗi Quý là 8.3 % . Do vậy để ngăn chặn việc suy giảm thêm nữa trong ngành hàng Thủ công mỹ nghệ , công ty nên có những kế hoạch thích hợp để kích thích ngành hàng này phát triển hơn nữa và tiếp tục giữ vị trí hàng đầu trong các ngành hàng xuất khẩu của công ty như năm 2007 . Nếu tiếp tục phát triển kinh doanh , ngành hàng này sẽ mang lại lợi nhuận rất cao cho công ty . Cho nên , công ty cần củng cố lại nguồn vốn và sử dụng vốn cho thật thích hợp để tập trung thêm cho ngành hàng này .

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa tại công ty TNHH sản xuất công nghiệp Việt D.E.L.T.A (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w