- Mã số: VTCMFP
3.1.2. Nhận xét, đánh giá về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Với sự phát triển và bền vững của Công ty, bộ máy quản lý nói chung và bộ
Với sự phát triển và bền vững của Công ty, bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng được củng cố và hoàn thiện hơn, công tác kế toán đặc biệt là công tác kế toán NVL được coi trọng.
Do với sản phẩm của Công ty là các sản phẩm từ sữa và mì nên chi phí sản xuất NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, công tác kế toán NVL được Công ty chú trọng và quan tâm nhằm sử dụng tiết kiệm NVL để giảm chi phí sản xuất NVL dẫn đến giảm giá thành sản phẩm, tăng doanh thu cho Công ty.
Công tác kế toán NVL của Công ty được tiến hành dựa trên căn cứ khoa học và đặc điểm SXKD của Công ty và có vận dụng sáng tạo chế độ kế toán và các quy định, chuẩn mực, các văn bản sửa đổi bổ sung của BTC.
Qua thời gian thực tập, được tìm hiểu về thực tế công tác kế toán NVL tại Công ty TNHH HITACOM Việt Nam, em thấy công tác tổ chức và hạch toán của công ty có một số ưu điểm và hạn chế như sau:
Nhìn chung công tác kế toán tại Công ty được tổ chức khá chặt chẽ, tương đối phù hợp với yêu cầu quản lý của DN, cụ thể:
- Để hạch toán chi tiết NVL, Công ty đã áp dụng phương pháp ghi thẻ song song, phương pháp này đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra số liệu. Công ty tính trị giá vốn thực tế nhập kho theo phương pháp giá gốc phù hợp với quy định, áp dụng tính trị giá vốn thực tế xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.
- Trong quá trình hạch toán NVL nhận thấy giá trị NVL chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí SXKD. Do đó Công ty quản lý khá tốt khâu thu mua, sử dụng NVL tạo điều kiện cần thiết đảm bảo chất lượng sản phẩm, với một hệ thống sổ sách hợp lý, chi tiết cho từng loại NVL tạo điều kiện trong ghi chép và kiểm tra.
- Căn cứ vào các hợp đồng kinh tế đã kí kết, các đơn đặt hàng của khách hàng, sức mua và nhu cầu của người dân, Công ty lên kế hoạch thu mua, xuất kho và dự trữ NVL hợp lý đảm bảo quá trình sản xuất, tránh ảnh hưởng đến vòng quay vốn, tiết kiệm được NVL trong quá trình SX, chất lượng sản phẩm ngày càng cao hơn.
Khâu thu mua: Công ty tổ chức bộ phận chuyên đảm nhận công tác thu mua NVL trên cơ sở đã xem xét, cân đối giữa kế hoạch sản xuất và nhu cầu. NVL mua về được thủ kho bố trí sắp xếp hợp lý, bảo quản cẩn thận, theo dõi, hạch toán đầy đủ số lượng, chất lượng, quy cách để cung ứng đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường.
Khâu dự trữ, bảo quản: Công ty xác định mức dự trữ cần thiết, hợp lý đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, không gây ứ đọng vốn.
Hệ thống kho hàng được sắp xếp tương đối gọn gàng, được bảo quản chắc chắn, phù hợp với đặc tính của từng loại NVL.
Khâu sử dụng: Mọi nhu cầu sử dụng NVL đều được thông qua phòng kinh doanh vật tư. Khi có nhu cầu sử dụng thì các bộ phận phải xin chỉ thị và phải được Ban lãnh đạo xem xét, ra quyết định. Điều này giúp cho việc quản lý NVL xuất vào sản xuất một cách hợp pháp, NVL được sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nhằm phấn đấu đến mục tiêu hạ giá thành sản phẩm và tăng doanh thu cho Công ty.
- Tình hình sử dụng vật tư: Dựa vào kế hoạch sản xuất, phòng kỹ thuật xây dựng hệ thống định mức NVL cụ thể. Hệ thống định mức NVL được sử dụng và điều chỉnh theo sự biến động của NVL xuất dùng thực tế đảm bảo được tính phù hợp, tính chính xác và tính khoa học làm tăng hiệu quả của công tác quản lý NVL.
- Tình hình cung cấp nguyên vật liệu: Vật liệu mà Công ty được cung cấp bởi các hợp đồng mua bán với các Công ty, nhà máy sản xuất vật tư trong nội tỉnh là chủ yếu. Đây là một thuận lợi của Công ty, giúp Công ty không bị trở ngại trong sản xuất, có thể lựa chọn các nhà cung cấp khác nhau đáp ứng được nhu cầu mà Công ty đưa ra, Công ty cũng chủ động hơn khi có biến động về giá cả vật tư. Bên cạnh đó còn giúp Công ty tiết kiệm được một số khoản Chi phí.
- Các thủ tục nhập xuất kho đầy đủ với sự xét duyệt kỹ càng của ban giám đốc, phòng kế toán và các phòng ban có liên quan theo đúng quy định của Công ty cũng như BTC. Các chứng từ nhập, xuất kho NVL luôn đảm bảo tính kịp thời, hợp lý, hợp pháp.
- Trong công tác hạch toán kế toán NVL, công ty đã sử dụng phần mềm kế toán khoa học, phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với hình thức nhật ký chung và kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên mà công ty đang áp dụng. Nói chung, về cơ bản việc hạch toán NVL tại công ty là tuân thủ theo Chế độ kế toán; việc tổ chức xây dựng danh mục cũng như mã hoá, khai báo, cài đặt được công ty thực hiện khá chặt chẽ và khoa học, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý. Các cán bộ nhân viên kế toán đều là những người nhiệt tình, có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản. Đồng thời các Chuẩn mực và quy định mới về kế toán và các vấn đề liên quan luôn được cập nhật thường xuyên, phần mềm kế toán cũng luôn được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp.
- Công ty TNHH HITACOM là đơn vị kinh doanh sản xuất thực phẩm, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất bao gồm rất nhiều loại, quy cách khác nhau, khối lượng khá lớn. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, Công ty luôn có kế hoạch thu mua đảm bảo dự trữ nguyên vật liệu ở mức hợp lý tránh ứ đọng vốn, giảm chi phí bảo quản, mất mát hư hỏng nhưng vẫn đảm bảo cho tiến độ sản xuất. Mọi nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu đều được đưa qua Phòng kinh doanh vật tư xem xét tính hợp lệ của các nhu cầu đó nhằm sử dụng tiết kiệm và quản lý tốt nguyên vật liệu. Các nguyên vật liệu xuất thẳng chủ yếu do Phòng kinh doanh vật tư theo sự phê duyệt yêu cầu cung ứng vật tư của phân xưởng sản xuất sau đó xuất luôn cho phân xưởng.
Tóm lại, để có được kết quả trên là do sự cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên phòng kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng. Cùng với sự phát triển của Công ty, công tác kế toán tại phòng kế toán ngày càng được hoàn
thiện và đổi mới để đáp ứng yêu cầu quản lỳ và hạch toán quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.1.2.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, công tác kế toán NVL gặp phải những hạn chế như sau:
- Nguyên vật liệu bao gồm rất nhiều loại, nhiều quy cách, chủng loại khác nhau. Khi vật liệu được mua về, Công ty không có đội ngũ kiểm nghiệm vật liệu mua, không có biên bản kiểm nghiệm vật liệu mua về mà chỉ có giấy đề nghị nhập vật tư do vậy vật liệu mua về không được kiểm tra tỉ mỉ, khách quan cả về số lượng, chất lượng cũng như chủng loại. Điều này có thể dẫn đến tình trạng NVL nhập kho không đảm bảo đúng quy cách phẩm chất theo yêu cầu đặt ra.
- Khi các bộ phận có nhu cầu sử dụng vật tư thì xin chỉ thị của cấp trên mà không có giấy yêu cầu xuất vật tư. Điều này ảnh hưởng đến công tác quản lý nguyên vật liệu trong kho, ảnh hưởng đến việc ghi chép tình hình xuất – nhập – tồn NVL.
- NVL được mua về dựa trên các hợp đồng được công ty kí kết với khách hàng, sau đó được phòng kế hoạch lập kế hoạch thu mua NVL để đáp ứng nhu cầu SX. Do đó công ty không dự trữ nhiều NVL và kế toán cũng không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Bên cạnh đó, thị trường biến động, giá cả thường xuyên thay đổi ảnh hưởng đến quá trình thu mua NVL. Mặt khác công ty lại không tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Nếu thị trường biến động mạnh, ảnh hưởng đến quá trình thu mua NVL của công ty, NVL trong kho không đủ đáp
ứng quá trình sản xuất. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình SXKD, ảnh hưởng đến uy tín của Công ty.
- Trong quá trình tính toán tình hình nhập xuất NVL, ở cột giá trị NVL kế toán đã làm tròn quá nhiều, Điều này không phù hợp với nguyên tắc kế toán, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty.
- Công ty sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước để tính trị giá vật tư xuất kho. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm. Nó có thể dẫn tới làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị vật tư đã có được cách đó từ rất lâu. Đồng thời số lượng, chủng loại mặt hàng nhiều , phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều. Mặt khác, Công ty mua nguyên vật liệu trong địa bàn hoạt động nên NVL được nhập kho ngay. Do vậy, Công ty chỉ sử dụng TK 152 – NVL mà không sử dụng TK 151 – Hàng mua đang đi đường. Điều này làm cho việc hạch toán thêm khó khăn nếu có trường hợp hóa đơn về, hàng chưa về xảy ra.
- Trong quá trình kiểm kê số lượng thực tế của NVL tồn trong kho, thủ kho và kế toán không hạch toán vào sổ sách hay ghi chép gì mà chỉ tự điều chỉnh. Điều này không phản ánh được số lượng thực tế của NVL còn trong kho, Công ty quá lơ là và chưa coi trọng công tác kiểm kê NVL.
- Khi các bộ phận, phòng ban chuyển giao chứng từ cho nhau không có giấy tờ xác nhận mà chỉ do phòng này chuyển qua cho phòng khác. Điều này ảnh hưởng đến việc quản lý chứng từ, dễ phát sinh tham ô trong quá trình hạch toán.
- Về nhiệm vụ của từng kế toán: Một kế toán đảm nhiệm nhiều phần hành công việc như kế toán vật tư kiêm kế toán hàng hóa, kế toán vốn bằng tiền và TSCĐ mặc dù được hỗ trợ từ phương tiện công nghệ thông tin nhưng với khối lượng công việc cùng lúc nhiều như vậy thì sai sót là khó tránh khỏi ảnh hưởng tới thông tin trên báo cáo tài chính.