Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH HITACOM Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH HITACOM Việt Nam (Trang 47 - 50)

TNHH HITACOM Việt Nam

Tổ chức bộ máy quản lý trong bất kỳ một DN nào cũng cần thiết và đặc biệt quan trọng; nó đảm bảo sự giám sát, quản lý chặt chẽ tình hình sản xuất kinh

Trộn Trộn tuần hoàn Hồ hóa Lọc Sấy Đồng hóa Bao gói Thanh trùng Hộp Làm nguội Chuẩn hóa Sản phẩm Đóng hộp Sản phẩm

doanh của doanh nghiệp. Để phát huy và nâng cao vai trò của bộ máy quản lý, Công ty đã tổ chức lại cơ cấu lao động, tổ chức lại các phòng ban, phân xưởng cho phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty. Mỗi phòng ban, phân xưởng đều có chức năng, nhiệm vụ riêng, nhưng giữa chúng đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau làm cho bộ máy quản lý của Công ty tạo thành một khối thống nhất.

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty.

- Hội đồng thành viên: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. HĐTV nhân danh chủ sở hữu Công ty tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty và công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật doanh nghiệp mới và pháp luật có liên quan. Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ, chế độ làm việc của HĐTV được quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.

Hội đồng thành viên Ban giám đốc Phòng tài chính kế toán Phòng kinh tế kỹ thuật Phòng sản xuất và sơ chế Phòng kinh doanh vật tư Xưởng sản xuất Hệ thống kho Xưởng sản xuất

Toàn bộ hoạt động của công ty được phân định quản lý và có sự giám sát rõ ràng, chặt chẽ theo chuyên môn và gọn nhe có hiệu quả, điều hành hoạt động theo chuyên môn dọc từ trên xuống dưới.

- Ban giám đốc: Giám đốc hoặc TGĐ có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

 Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;

 Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;

 Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, phương án đầu tư của công ty;

 Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty, kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

 Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;

- Các phòng ban:

Phòng kinh tế - kỹ thuật: Nghiên cứu, cải tiến máy móc thiết bị, lập các biện pháp, kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tổng quát chức năng của phòng kinh tế kỹ thuật là tổ chức quản lý kinh doanh nhằm đảm bảo toàn bộ khâu đầu ra trong hoạt động kinh doanh.

Phòng kinh doanh vật tư: Đảm bảo nguyên vật liệu, hàng hóa kinh doanh, mua sắm trang thiết bị để đáp ứng đúng , đủ và kịp thời cho nhu cầu SXKD. Phòng kinh doanh có trách nhiệm chăm sóc khách hàng và trả lời mọi thắc mắc của khách hàng về dịch vụ cũng như chất lượng của sản phẩm.

Phòng sản xuất và sơ chế: Chịu trách nhiệm về thành phẩm sản xuất ra nhập kho phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Những

thành phẩm sau khi sản xuất và sơ chế phải đóng gói, bảo quản an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi xuất bán. Phòng sản xuất và sơ chế có trách nhiệm kiểm tra hàng cẩn thận rồi mới đưa ra thị trường lưu thông.

Phòng kế toán tài chính: Tổng hợp số liệu kế toán đồng thời thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kế toán, hướng dẫn kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong toàn công ty, phát hiện và ngăn ngừa những hành động vi phạm chính sách chế độ, kỷ luật kinh tế tài chính.

Xưởng sản xuất: Tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất, đảm bảo số lượng và chất lượng đúng yêu cầu tiên tiến; Chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng sản phẩm trong công đoạn do phân xưởng sản xuất thực hiện; Kiểm tra mọi yếu tố sản xuất, chuẩn bị các điều kiện sản xuất, tổ chức ca kíp điều phối lao động và phương tiện trong phân xưởng để thực hiện tốt kế hoạch.

Hệ thống kho: Tổ chức thực hiện các công việc xuất, nhập kho, bảo quản, vận chuyển, giao nhận hàng đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH HITACOM Việt Nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w