Đánh giá NVL là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị NVL theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu xác thực và yêu cầu thống nhất.
Khi đánh giá nguyên vật liệu, Công ty luôn tuân thủ các nguyên tắc sau: Nguyên tắc giá gốc; Nguyên tắc thận trọng; Nguyên tắc nhất quán; Sự hình thành trị giá vốn thực tế của vật tư (Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”)
Đối với nguyên vật liệu nhập kho:
Do toàn bộ nguyên vật liệu của công ty là mua từ bên ngoài trong nước (hầu như đều mua trong nước), nên trị giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho bao gồm giá mua cộng (+) chi phí thu mua (thường giá mua đã bao gồm cả chi phí vận chuyển). Mở phần mềm kế toán MISA SME.NET 2012 vào phân hệ mua hàng, chọn mua hàng qua kho. Ở phần định khoản nợ TK 152, kế toán nhập vào số liệu ở phần nợ TK 152 số tiền mua nguyên vật liệu chưa thuế GTGT, nhập số liệu vào phần chi phí mua hàng nếu có, trị giá nhập kho của NVL sẽ được phần mềm tự xác định. Nếu có nhiều nguyên vật liệu nhập kho cần phần bổ chi phí mua hàng thì chọn mục phân bổ chi phí để chọn cách phân bổ theo số lượn hoặc theo giá trị của từng loại NVL nhập kho.
Trường hợp 1: Trong hợp đồng mua bán ký kết giữa công ty và khách hàng quy định chi phí vận chuyển bên bán chịu, trong giá mua đã có cả chi phí vận chuyển thì trị giá thực tế của NVL nhập kho là giá ghi trên hoá đơn chưa có thuế GTGT.
Nghiệp vụ 1: Ngày 01/03/2013 Công ty mua đường Glucozo của Công ty CP mía đường Lam Sơn chi nhánh Hà Nội với số lượng 1.000kg, giá mua chưa thuế GTGT là 5.700đ/kg (đơn giá mua đã bao gồm chi phí vận chuyển), chưa trả tiền cho người bán.
Vậy trị giá thực tế của NVL nhập kho là: 1.000 x 5.700 = 5.700.000 đồng
Nợ 152: 5.700.000 Có 331: 5.700.000
Trường hợp 2: Trong hợp đồng mua bán quy định người mua hàng tự thuê phương tiện vận chuyển, thì trị giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho sẽ là giá ghi trên hoá đơn chưa có thuế giá trị gia tăng cộng (+) chi phí vận chuyển.
Nghiệp vụ 2: Ngày 03/03/2013, Công ty nhập bột nhão vị cam của Công ty TNHH Công nghệ mới Hoàng Tùng với số lượng 75kg, đơn giá 107.890 đ/kg (chưa có thuế GTGT 10%) .Tiền thuê vận chuyển là 550.000 đồng chưa trả cho công ty vận chuyển (đã bao gồm thuế VAT của phí vận chuyển)
Kế toán hạch toán :
Nợ TK 152 : 75 x 107.890 + 500.000 = 8.591.750 Nợ TK 133 : 809.175 + 50.000 = 859.175
Có TK 331 : 9.450.925
Trong quá trình vận chuyển, bốc xếp NVL có thể dẫn đến hư hỏng, hao hụt: - Nếu NVL do nhà cung cấp vận chuyển đến Công ty bị hư hỏng, đổ vỡ… thì số
NVL thực tế nhập kho sẽ bị thiếu. Do đó tùy theo hợp đồng 2 bên ký kết để xử lý trường hợp trên.
- Nếu công ty thuê người vận chuyển, nếu vận chuyển NVL bị đổ vỡ, hư hỏng thì người vận chuyển bồi thường theo thỏa thuận trong hợp đồng. Tùy theo mức hao hụt trong định mức hay ngoài định mức để có biện pháp xử lý. Phần hao hụt
trong định mức được tính vào giá nhập kho còn phần hao hụt ngoài định mức do người vận chuyển bồi thường.
Nghiệp vụ 3: Ngày 05/03/2013 công ty mua 2.950kg bột mỳ của công ty bột mỳ VINAFOOD 1, đơn giá 7.800đ/kg, thuế GTGT 10%, tỷ lệ hao hụt trong định mức ở khâu vận chuyển NVL là 2%, số hao hụt còn lại bắt người vận chuyển phải bồi thường. Công ty chưa thanh toán cho người bán. Khi làm thủ tục nhập kho, thủ kho phát hiện chỉ có 2.875kg, thiếu 75kg.
Ta có mức hao hụt thực tế là: 75 x 7.800 = 585.000 đồng Thuế VAT = 58.500 đồng; Tổng là 643.500 đồng Mức hao hụt trong định mức là 2.950 x 7.800 x 2% = 460.200 đồng Thuế VAT = 46.020 đồng; Tổng là 506.220 đồng
Người vận chuyển phải bồi thường : 643.500 – 460.200 = 137.280 đồng Nợ TK 152: 2.875 x 7.800 + 460.200 = 22.885.200
Nợ TK 133: 2.288.520 Nợ TK 111: 137.280 Có TK 331: 25.311.000
Đối với nguyên vật liệu xuất kho: Công ty thực hiện tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là NVL được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và NVL còn lại cuối kỳ là NVL được mua gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương
pháp này thì giá trị NVL xuất kho được tính theo giá của lô NVL nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của NVL được tính theo giá của NVL nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
Mở phần mềm kế toán MISA SME.NET 2012, mục khai báo thông tin ban đầu về dữ liệu kế toán mới. Trong mục khai báo phương pháp tính giá xuất, chọn phương pháp nhập trước xuất trước.
Nghiệp vụ 4: Trong tháng 03/2013, bột sữa béo:
- Tồn đầu kỳ: Số lượng 750kg; Trị giá 74.658.000 đồng (Đơn giá: 99.544 VNĐ/kg)
- Nhập ngày 03/03/2013: Số lượng: 1.050kg; Trị giá nhập: 113.667.750 đồng (Đơn giá: 108.255 VNĐ/kg)
- Xuất sản xuất ngày 14/03/2013: Số lượng: 1.500kg; Trị giá xuất kho được tính như sau: 750kg được xuất ra từ lô hàng còn tồn đầu kỳ với đơn giá xuất 99.544 đ/kg, 150kg còn lại được xuất ra từ lô hàng nhập ngày 03/03/2013 với đơn giá 108.255đ/kg
750 x 99.544 + 750 x 108.255 = 155.849.250 đồng