Đánh giá lại nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH HITACOM Việt Nam (Trang 33 - 34)

Đánh giá lại vật liệu thường được thực hiện trong trường hợp đem vật liệu đi góp vốn liên doanh và trong trường hợp nhà nước quy định nhằm bảo toàn vốn kinh doanh khi có sự biến động lớn về giá cả. Khi có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại vật tư hoặc định giá khi tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, đánh giá lại vật tư và phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại vào sổ kế toán:

Căn cứ vào biên bản đánh giá lại nguyên vật liệu:

- Nếu đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ kế toán, phần chênh lệch kế toán ghi Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

- Nếu đánh giá lại nhỏ hơn giá ghi ở sổ kế toán, phần chênh lệch kế toán ghi: Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

Xử lý kết quả kiểm kê và đánh giá lại do Hội đồng xử lý tài sản của doanh nghiệp thực hiện. Hội đồng này có trách nhiệm phân tích các nguyên nhân cụ thể để có kết luận khách quan.

Căn cứ vào quyết định của Hội đồng xử lý tài sản để ghi sổ kế toán: - Nếu nguyên vật liệu thừa, ghi:

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

- Nếu người chịu trách nhiệm phải bồi thường, ghi: Nợ TK 1388 – Phải thu khác

Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên Có TK 1381 – Phải thu khác

- Nếu nguyên vật liệu hao hụt được tính vào chi phí, ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 1381- Phải thu khác

- Trường hợp xử lý tăng do đánh giá lại

Nếu chênh lệch tăng được ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, ghi: Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh

Nếu chênh lệch giảm được ghi giảm nguồn vốn kinh doanh, ghi: Nợ TK 411- Nguồn vốn kinh doanh

Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH HITACOM Việt Nam (Trang 33 - 34)