Bảo toàn vốn lưu động.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động trong Công ty Giầy Ngọc Hà (Trang 35 - 37)

VI. BẢO TOÀN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

1.Bảo toàn vốn lưu động.

Việc bảo toàn vốn lưu động là vấn đề quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Bảo toàn vốn lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi mà thực chất là: đảm bảo cho số vốn cuối kỳ đủ mua một lượng vật tư hàng hoá tương đương với đầu kỳ khi giá cả tăng lên, tức là tái sản xuất giản đơn vốn lưu động trong điều kiện quy mô sản xuất ổn định.

1.1. Ý nghĩa của bảo toàn vốn lưu động (những nhân tố ảnh hưởng làm vốn lưu động bị giảm sút). làm vốn lưu động bị giảm sút).

- Hàng hoá bị ứ đọng, kém phẩm chất, hoặc không phù hợp với nhu cầu thị trường, không tiên thụ được hoặc tiêu thụ với giá thấp (giá bị hạ).

- Những rủi ro bất ngờ xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Kinh doanh bị thua lỗ kéo dài nên sau một thời kỳ nhất định vốn bị thiếu hụt dần vì doanh thu bán hàng không đủ để bù đắp vốn lưu động.

- Nền kinh tế có lạm phá, giá cả tăng nhanh nên sau mỗi vòng luân chuyển vốn lưu động bị mất dần theo tốc độ trượt giá.

- Vốn lưu động trong thanh toán bị chiếm dụng lẫn nhau kéo dài với số lượng lớn trong khi đồng tiền bị mất giá dần.

1.2. Các biện pháp thực hiện việc bảo toàn vốn lưu động và phát triển vốn lưu động. triển vốn lưu động.

1.2.1. Những nguyên tắc cần thực hiện khi bảo toàn vốn lưu động.

- Căn cứ để xác định giá trị bảo toàn vốn là chỉ số vật ngang giá chung do Nhà nước công bố.

- Đảm bảo tái sản xuất giản đơn vốn lưu động - Đảm bảo nguồn tài trợ

+ Chênh lệch giá kiểm kê tồn kho cuối kỳ của vật tư hàng hoá khi điều chỉnh tăng giá và được ghi tăng vốn lưu động.

+ Lợi nhuận hoặc quỹ dự phòng tài chính của doanh nghiệp

1.2.2. Biện pháp bảo toàn vốn lưu động

- Tiến hành kê khai thường xuyên, định kỳ tiến hành kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ vật tư, hàng hoá vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán... để xác định số vốn lưu động hiện có của doanh nghiệp theo giá trị hiện tại. Trên cơ sở đánh giá vật tư, hàng hoá đó, đối chiếu với sổ sách kế toán để điều chỉnh hợp lý.

- Đối với doanh nghiệp lớn, việc thường xuyên kiểm soát hàng tồn kho có tầm quan trọng đặc biệt. Thông qua việc kiểm soát hàng tồn kho sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện dự trữ vật tư, hàng hoá đúng chủng loại, đúng số lượng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh liên tục, không bị xảy ra thiếu hoặc thừa vật tư, hàng hoá. Vốn thiếu hoặc thừa đều sẽ dẫn đến tổn thấ trong kinh doanh. Cũng thông qua kiểm soát hàng tồn kho mà bảo vệ được vật tư hàng hoá khỏi bị hư hỏng, mất mát, kịp thời phát hiện chất lượng của vật tư, hàng hoá và tính hữu hiệu của quản lý, bảo vệ kho tàng.

- Những vật tư, hàng hoá tồn động lâu ngày không thể sử dụng được do kém hoặc mất phẩm chất hoặc không phù hợp với nhu cầu sản xuất phải chủ động giải quyết, phần chênh lệch thiếu phải xử lý kịp thời để bù đắp lại.

- Những khoản vốn trong thanh toán, vốn bị chiếm dụng cần có biện pháp đôn đốc và giải quyết tích cực để thu tiền về nhanh chóng và sử dụng

ngay vào sử dụng - kinh doanh nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

- Đối với doanh nghiệp bị lỗ kéo dài cần có biện pháp tốt để khắc phục lỗ là sử dụng kỹ thuật mới vào sản xuất và cải tiến phương pháp công nghệ để hạ giá thành, tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động. Để đảm bảo cho sử dụng vốn lưu động hợp lý, doanh nghiệp phải biết lựa chọn, cân nhắc nên đầu tư vốn vào khoản nào và lúc nào là có lợi nhất, tiết kiệm nhất.

- Để bảo toàn vốn lưu động trong định hướng có lạm phát, khi phân phối lợi nhuận cần phải dành ra một phần để hình thành quỹ dự phòng tài chính nhằm bù đắp số hao hụt do lạm phát.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động trong Công ty Giầy Ngọc Hà (Trang 35 - 37)