KINH DOANH
1- Nguồn vốn lưu động
Vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn sau:
+ Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn chủ sở hữu thể hiện số vốn lưu động ngân sách Nhà nước cấp, hoặc có nguồn gốc từ ngân sách như: chênh lệch giá và các khoản phải nộp nhưng được ngân sách để lại, trích từ quỹ đầu tư phát triển để bổ xung vốn lưu động.
+ Đối với hợp tác xã, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân: Đó là một bộ phận vốn cổ phần về vốn lưu động do xã viên, cổ đông đóng góp, vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra, trích từ lợi nhuận để bổ xung vốn lưu động.
1.2. Nguồn vốn liên doanh:
Để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp đó có thể góp vốn bằn tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hoá
1.3. Nguồn vốn huy động thông qua phát hành cổ phiếu:
Đối với loại hình Công ty cổ phần có phát hành cổ phiếu để tăng thêm vốn sản xuất, Công ty có thể phát hành thêm cổ phiếu mới
1.4. Nguồn vốn đi vay:
Đây là nguồn vốn quan trọng mà doanh nghiệp sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết trong kinh doanh. Tuỳ điều kiện cụ thể của doanh nghiệp có thể vay vốn của ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, vay vốn của các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước.
Việc phát hành trái phiếu là hình thức vay vốn cho phép các doanh nghiệp có thể thu hút rộng rãi số tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
2. Tổ chức đảm bảo nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết trong doanh nghiệp. thiết trong doanh nghiệp.
Ta đã biết, tương ứng với một quy mô sản xuất kinh doanh nhất định đòi hỏi phải có một lượng vốn lao động thường xuyên cần thiết ở mức độ nhất định. Lượng vốn này cần phải có để đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh được bình thường và liên tục. Do vậy vấn đề quan trọng đặt ra cho một doanh nghiệp là tổ chức nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho quy mô kinh doanh hay nói cách khác đi là phải tìm nguồn tài trợ và nguồn vốn đó phải ổn định, có tính chất vững chắc.
2.1. Số vốn lưu động thừa hoặc thiếu được xác định như sau:
Công thức:
Số vốn lưu động thừa hoặc thiếu so với nhu cầu quy mô hoạt động
=
Nguồn vốn lưu động huy động đầu năm kế
hoạch
-
Nhu cầu vốn lưu động năm kế
hoạch
Thông thường, việc lập kế hoạch cho năm sau được tiến hành từ tháng 9 của năm ấy, vì vậy:
Nguồn vốn lưu động dự tính huy động đầu năm
kế hoạch
=
Nguồn vốn lưu động thực tế huy động hoặc
đến ngày 30/9
± Số tăng thêm giảm bớt quý IV Trong đó:
- Số vốn tăng thêm vốn lưu động là số vốn lấy từ quỹ phát triển sản xuất, do đơn vị khác liên doanh liên kết.
- Số vốn giảm bớt do trả vốn liên doanh liên kết.
2.2. Các giải pháp xử lý vốn lưu động thừa, thiếu.
Trường hợp 1: Số vốn lưu động thừa so với nhu cầu của quy mô kinh doanh thì cần có biện pháp giải quyết để tránh tình trạng vốn bị ứ đọng:
như xem khả năng mở rộng kinh tế, góp vốn liên doanh với các đơn vị khác...
Trường hợp 2: Thiếu vốn lưu động thì cần phải tìm nguồn tài trợ để đảm bảo cho một quy mô kinh doanh nhất định, có thể tìm các nguồn tài trợ sau:
+ Nguồn vốn lưu động bên trong: chủ yếu là phần lợi nhuận (thu nhập) hàng năm để mở rộng sản xuất kinh doanh:
* Đối với các doanh nghiệp quốc doanh: trích từ quỹ phát triển sản xuất để bổ sung vốn lưu động
* Đối với hợp tác xã: trích từ một phần quỹ tích lũy.
* Đối với các Công ty, xí nghiệp cổ phần, trích từ quỹ (trừ phần dự trữ theo luật định).
* Đối với các doanh nghiệp tư nhân: lấy trực tiếp từ thu nhập. + Nguồn vốn lưu động bên ngoài.
* Nguồn vốn liên doanh liên kết: Doanh nghiệp có thể mời các đơn vị tổ chức kinh tế khác góp vốn liên doanh liên kết để cùng thực hiện nhiệm vụ sản xuất. Việc góp vốn liên doanh cần mang tính chất liên doanh dài hạn.
* Nguồn vốn từ phát hành thêm trái phiếu dài hạn và cổ phiếu: đây là hình thức tạo ra cho doanh nghiệp có khả năng lớn trong huy động vốn.
* Nguồn vốn tín dụng: có thể vay vốn của Ngân hàng và các đơn vị tổ chức cá nhân; tập thể trong và ngoài nước.
Trên đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động để có thể bổ xung thiếu hụt về vốn so với nhu cầu vốn. Tuy nhiên cần xem xét lựa chọn hình thức và thời gian cụ thể thích hợp để huy động vốn.