Một số kiến nghị của người viết

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động trong Công ty Giầy Ngọc Hà (Trang 70 - 75)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY GIẦY NGỌC HÀ.

2-Một số kiến nghị của người viết

Trên cơ sở những giải pháp trên, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

2.1. Thứ nhất: Để chủ động hơn nữa trong việc xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn lưu động huy động và sử dụng nguồn vốn lưu động

Với bất kỳ doanh nghiệp nào, trong điều kiện buôn bán khó khăn hiện nay, không thể thiếu vốn tiền tệ. Vì thế,việc xây dựng kế hoạch tổ chức và sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là một biện pháp tài chính hữu hiệu nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Kế hoạch huy động và sử dụng vốn lao động là việc tổ chức huy động và sử dụng vốn lưu động của Công ty còn những hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu qủa sử dụng vốn. Để đảm bảo việc sử dụng vốn lưu động mang lại hiệu quả cao, hợp tác xã cần chú trọng tới một số vấn đề chủ yếu sau:

- Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu vốn lưu động, từ đó có biện pháp huy động vốn kịp thời, đầy đủ.

- Trên cơ sở nhu cầu vốn theo kế hoạch đã lập, hợp tác xã cần xây dựng lên kế hoạch huy động, bao gồm việc lựa chọn, nguồn tài trợ tích cực nhất, xác định khả năng vốn hiện có của Công ty, số thiếu cần tìm nguồn tài trợ thích hợp đảm bảo cung ứng vốn đầy đủ cho sản xuất kinh doanh với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, hạn chế rủi ro có thể xẩy ra và tạo cho hợp tác xã một cơ cấu vốn linh hoạt.

Như ở chương II đã đề cập, số vốn lưu động mà hợp tác xã sử dụng, ngoài phần vốn lưu động có tính chất thường xuyên ra, hợp tác xã chủ yếu dựa vào các nguồn sau:

+ Người mua trả tiền trước + Vay ngắn hạn ngân hàng + Phải trả cho người bán + Vay khác

Để đạt hiệu quả cao hơn, Công ty cần phải năng động, nhạy bén trong việc khai thác và sử dụng triệt để các nguồn vốn lưu động có lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty, trước hết là nguồn vốn lưu động do người mua trả tiền trước. Tại thời điểm cuối năm 2000, số vốn từ nguồn này là:

tổng nợ ngắn hạn. Đây là nguồn vốn có nhiều ưu điểm như: không phải kèm thêm những điều kiện ràng buộc về tài chính, đồng thời lại chiếm phần khá quan trọng trong nguồn vốn lưu động của Công ty, nên Công ty cần khai thác tối ưu nguồn vay này. Bước sang năm 2001, có thể Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thu mua và tìm kiếm nguồn khách hàng, vì vậy Công ty nên có sự thương lượng thống nhất với khách hàng về khoản tiền ứng trước sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Công ty nên chủ động yêu cầu họ tăng số tiền tạm ứng lớn hơn có thể hoặc tìm kiếm những khách hàng mới có khả năng thoả mãn yêu cầu đòi hỏi cuả hợp tác xã. Bên cạnh đó cần thống nhất quy định thời gian thanh toán để hợp tác xã có thể nhận được tiền nhanh hơn.

2.2. Thứ hai: Để tích cực đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá. đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá.

Đối với Công ty Giầy Ngọc Hà, sau hơn 10 năm hoạt động sản xuất kinh doanh hoạt động khó khăn và nhiều thử thách nhất của Công ty đến

nay vẫn là công tác tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Mặt hàng có sản phẩm Giầy dép Việt Nam xác định là mặt hàng có lợi thế so sánh cao so với ưu đãi của Nhà nước cho ngành công nghiệp nhẹ nên đã diễn ra hiện tượng cạnh tranh gay gắt trên thị trường giữa các nhà sản xuất kinh doanh loại hàng này. Điều đó đã giải thích phần nào lượng hàng tồn kho của Công ty tương đối lớn 66.601.000 chiếm 26,19% tổng số tài sản. Và đây cũng là nhược điểm nhiều, giảm độ an toàn của tình trạng tài chính, vòng quay vốn lưu động thấp và giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Do đó, trong thời gian tới, Công ty cần đặc biệt chú trọng công tác thị trường, trong đó cần chú ý một số điểm sau:

- Với thị trường trong nước, tìm hiểu những mặt hàng và loại sản phẩm phù hợp với truyền thống văn hoá, lối sống của những người dân địa phương. Đối với thị trường này, Công ty không nên tập trung gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân, với giá cả phù hợp như: quần áo lót, quần áo ngủ, màn tuyn và quần áo bảo hộ lao động.

- Với thị trường nước ngoài: Thị trường xuất nhập hàng may mặc càng có tính cạnh tranh cao ở nước ta, Hợp tác xã là đơn vị kinh tế có quy mô nhỏ nên cần chọn cho mình phương hướng hoạt động kinh doanh riêng. Nếu như Công ty sản xuất giầy dép lớn ở nước ta hiện nay phần lớn xuất khẩu. Bên cạnh đó tìm kiếm thêm các mặt hàng gia công xuất khẩu, tìm kiếm các bạn hàng cùng ngành và đề nghị gia công thuê cho họ trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Đồng thời, Công ty cũng cần năng động và táo bạo hơn trong việc tìm kiếm và khai thác thị trường mới thông qua các mối quan hệ làm ăn, với các bạn hàng, khách hàng và bằng chính nỗ lực của mình.

Công tác thị trường và việc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm không những làm tăng nhanh tốc độ của vòng quay vốn lưu động, đảm bảo ổn định và làm trôi chảy hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn tạo cho

Công ty những cơ hội mở rộng quan hệ làm ăn, mở rộng loại mặt hàng sản phẩm từ đó tăng dần quy mô của Công ty.

2.3. Thứ ba: Để làm tốt công tác thu hồi tiền hàng và cải thiện tình hình thanh toán công nợ của Công ty hình thanh toán công nợ của Công ty

Khả năng thang toán công nợ và công tác thu hồi tiền hàng cũng là một chỉ tiêu nói lên hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Qua những số liệu đã phân tích, ta thấy việc vay nợ và chiếm dụng vốn giữa Công ty và các bạn hàng diễn ra khá phổ biến. các khoản nợ phải trả của Công ty là:

trong Công ty. Trong khi các khoản phải thu cũng tương đối lớn là tài sản lưu động. Việc vay nợ lẫn nhau trong kinh doanh là chuyện bình thường, thậm chí ở một mức độ nhất định nó thể hiện uy tín của Công ty với bạn hàng, bổ sung nguồn vốn lưu động của Công ty một nguồn vốn lưu động đáng kể làm tăng thêm tiềm lực tài chính.

Tuy nhiênn cần phải đặt các khoản công nợ trong vòng kiểm soát và khả năng thanh toán của Công ty nhằm tránh rủi ro, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển bền vững.

Để đảm bảo an toàn trong quản lý và sử dụng tài chính, vấn đề trước tiên đặt ra với Công ty hiện nay là giảm các khoản nợ ngắn hạn, tăng khả năng thanh toán đề phòng rủi ro. Việc giảm các khoản bợ ngắn hạn không phải bằng cách thu hẹp quy mô sản xuất và đầu tư, thắt lưng buộc bụng trong các chi phí sản xuất kinh doanh, mà chính là việc đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động. Cụ thể là, Công ty phải có các biện pháp đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm tránh hiện tượng tồn kho quá nhiều và vốn lưu động bị ứ đọng nhiều như hiện nay. Đồng thời hạn chế bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn. Muốn làm được thế, Công ty cần đưa ra các biện pháp kiên quyết hơn, chẳng hạn như:

- Đưa ra tỷ lệ chiết khấu phù hợp, hấp dẫn cho các khách hàng thanh toán sớm hoặc đúng hạn.

- Giảm giá cho những khách hàng có đơn đặt hàng nhiều nhằm tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn.

- Đảm bảo các hợp đồng thanh toán bằng việc ghi rõ các khoản phạt hành chính thậm chí cả các hình thức phạt hình sự nếu hợp đồng bị vi phạm

- Bản thân Công ty cũng phải luôn sòng phẳng, rành mạnh về các khoản nợ để tạo niềm tin và uy tín với bạn hàng

- Có các biện pháp mạnh, kiên quyết với các con nợ cố tình dây dưa, trốn tránh. Nếu cần có thể mượn đến các cơ quan pháp luật của Nhà nước.

Tóm lại, khi làm tốt công tác thu hồi hàng và cải thiện khả năng thanh toán, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ gặp ít rủi ro hơn và sẽ không gây sự mất cân đối về mặt tài chính.

KẾT LUẬN

Vốn luôn luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, vốn lại trở lên vô cùng quan trọng, đặc biệt là vốn lưu động. Các doanh nghiệp hiện nay đều luôn chú trọng làm sao để có một cơ cấu vốn lưu động hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty Giầy Ngọc Hà ra đời trong hoàn cảnh nền kinh tế thị trường nước ta đã ở vào giai đoạn sôi động nhưng cũng kịp bắt nhịp với thương trường và đạt được những thành công mà tất cả các tổ chức kinh tế khác đều không dễ dàng đạt được. Có được điều đó, nguyên nhân chủ yếu là hợp Công ty đã tổ chức và sử dụng có hiệu quả hệ thống tài chính nói chung và nguồn vốn lưu động nói của Công ty.

Trong kỳ thực tập cuối hoá, em có may mắn được thực tập ở Công ty và thấy được tầm quan trọng của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói riêng và một số ít ỏi ý kiến để tổ chức tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn lưu động đã được đề cập trong bài viết này.

Trong thời gian thực tập ở Công ty Giầy Ngọc Hà, được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, ban lãnh đạo Công ty, cán bộ phòng tổ chức, em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp.

"Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Giầy Ngọc Hà".

Em xin chân thành cảm ơn những người đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này

Do trình độ hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự thông cảm và chỉ bảo của các thầy cô và các cán bộ của Công ty, để em có thêm kiến thức khi chuẩn bị rời ghế nhà trường và cuộc sống

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 8 năm 2002

Người thực hiện

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động trong Công ty Giầy Ngọc Hà (Trang 70 - 75)