II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY GIẦY NGỌC HÀ.
2. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn của công ty
Vấn đề quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh là vốn. Tuy nhiên có vốn mới chỉ là bước đầu. Bước quan trọng hơn là phải sử dụng vốn như thế nào cho tối ưu nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn nhằm đạt lợi nhuận cao nhất.
Với bảng 10 ta có thể đánh giá các chỉ tiêu của vốn lưu động để hiểu hơn về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty.
Vốn bằng tiền năm 2001 giảm so với năm 2000 một lượng tiền là 82.558.000 đồng và lượng tiền mặt của năm 2001 chỉ bằng 67% so với năm 2000. Tại quỹ tiền mặt tại ngân hàng của công ty lượng tiền giảm 47.000.000 đồng.
Tiền là một loại tài sản linh hoạt nhất, dễ dàng dùng nó để thoả mãn mọi nhu cầu của hoạt động so với năm 2000 do tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng đều giảm. Mặt khác lượng vốn bằng tiền của công ty chỉ duy trì ở khối lượng nhỏ 167.232.000 đồng chiếm 1,9% tổng số vốn lưu động năm 2001. Điều này thể hiện sự thiếu chủ động trong kinh doanh và khả năng thanh toán. Tuy nhiên như ta đã xét. Công ty đang vay ngắn hạn với một số tiền là khá lớn, vay nợ thì phải trả do vậy tiền của công ty luôn ở trong lưu thông. Do đó việc vốn bằng tiền của công ty ít nhàn rỗi cũng là việc dễ hiểu.
Các khoản phải thu của công ty năm 2001 so với năm 2000 đã được giảm từ 1.967.360.000 đồng xuống còn 1.523.785.000 đồng (giảm 443.575.000 đồng). Tuy nhiên đây không phải là hiệu quả của công tác thu hồi nợ, mà trái lại các khoản thu khác đều tăng như phải thu của khách hàng 178.380.000 đồng, phải thu khác 31.045.000 đồng. Lý do tăng lên là do công tác đã tăng lên một lượng đáng kể các khoản hàng đã bán là 653.000.000 đồng. Qua đây công ty cần xem lại công tác đôn đốc thu hồi nợ và hạn chế các khoản trả trước người bán, tránh tình trạng bị bạn hàng chiếm dụng vốn quá nhiều.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động thể hiện chất lượng công việc sử dụng vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, hãy xem tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2001.
2.1. Tình hình chung về sử dụng vốn lưu động.
Qua bảng cân đối cho thấy vốn lưu động của công ty tại thời điểm 31-12-2001 là 8.406.549.000 đồng chiếm 86,54% tổng số vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn lưu động được thể hiện ở bảng 10.
Bảng 10: Cơ cấu vốn lưu động
ĐVT: 1000 đ
TT Tài sản lưu
động Năm 2000 Năm 2001 So sánh 2000/2001 Giá trị % Giá trị % Số tuyệt đối %
I Tiền 249.790 167.232 -82.558 67 - Tiền mặt 129.790 3,1 94.232 1,9 -35.558 - Tiền gửi ngân hàng 120.000 73.000 -47.000 II Các khoản phải thu 1.967.360 1.523.785 -443.575 77,5 - Phải thu khách hàng 726.260 24,7 904.640 18,1 +178.380 - Mức VAT đầu vào 964.240 311.240 -653.000 - Phải thu khác 276.860 307.905 +31.045 III Hàng tồn kho 927.045 4.036.234 +109.189 1,02 - Hàng mua đi 2.249.532 49,4 2.793.450 48 +543.918 CCDC trong kho 232.450 90.259 -142.191 - Hàng hoá tồn kho 1.445.063 1.152.525 -292.538 IV TSLĐ khác 1.792.037 2.679.298 +887.261 1,49 - Tạm ứng 967.767 1.296.740 +328.973 - Chi phí trả trước 278.650 22,8 513.212 32 +234562 Lỗ năm trước 545.620 869.346 +323.726 Tổng cộng 7.936.232 100 8.406.549 100 +470.317 1,05 Lượng hàng bán tồn kho của công ty ở mức khá lớn năm 2000 là 3.927.045.000 đồng và năm 2001 lại taưng 1,02 lần bằng 4.036.234.000 đồng. Nguyên nhân chủ yếu của cả hai năm là do lượng hàng hoá đi đường (chiếm 2.793.234.000 đồng năm 2001) và hàng hoá tồn kho (chiếm 1.152.525.000 đ năm 2001). Do vậy công ty nên xem xét lại các phương thức mua bán vận chuyển hàng hoá nhanh gọn hơn để tránh rủi ro. Đồng thời đẩy mạnh công tác tiếp thị, bán hàng nhằm giảm bớt lượng tồn kho. Có như vậy công ty mới nhanh quay vòng được vốn lưu động để việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn.
Tài sản lưu động khác của công ty tăng khá mạnh từ 1.792.037.000 đồng năm 2000 lên 2.679.298.000 đồng năm 2001 gấp 1,49 lần. Do việc tăng đồng loạt của các chỉ tiêu: tạm ứng tăng 328.973.000 đồng, chi phí trả trước tăng 234.562.000 đồng chờ kết chuyển tăng 323.726.000 đồng.
Như vậy vốn lưu động 2 năm 2000- 2001 có nhiều biến chuyển khá lớn. Điều đáng lo là công ty chỉ có thể duy trì lượng vốn bằng tiền mặt khá thấp (chỉ chiếm 31,9% vốn năm 2001) trong khi lượng hàng tồn kho (chiếm 48%) và các khoản phải thu (chiếm 18,1% vốn lưu động năm 2001) là quá cao. Điều này giải thích tại sao doanh nghiệp lại phải vay một khoản nợ ngắn hạn cao như vậy. Công ty cần phải có biện pháp giảm lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu, tăng vốn bằng tiền để giảm bớt các khoản nợ ngắn hạn, đảm bảo an toàn về tài sản chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động trong khâu thanh toán. toán.
Tiền là tài sản linh hoạt nhất dễ dàng có thể chuyển hoá thành các tài sản khác. Đó là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán tức thời của công ty. Tiền mặt tồn quỹ và tiền gửi ngân hàng luôn biến động bởi nó nằm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Với lượng tiền nhất định công ty có thể chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên vốn bằng tiền nhiều chưa phải tốt, điều quan trọng là ta phải biết sử dụng lượng tiền đó như thế nào cho hiệu quả nhất. Tại thời điểm cuối năm 2001 tiền vốn của công ty là 167.232.000 đồng một lượng tiền tương đối nhỏ đối với một công ty có số vốn kinh doanh khá lớn như công ty giầy Ngọc Hà. Tuy nhiên, công ty chưa có khoản nợ đến hạn nào. Để làm rõ tình hình quản lý vốn trong khâu thanh toán ta cần xét đến các khoản phải thu của công ty.
(+) Phải thu khách hàng năm 2001 tăng với năm 2000 từ 726.260.000 đồng lên 904.640.000 đồng tăng 178.380.000 đồng.
(+) Các khoản phải thu năm 2000 là 276.860.000 đồng, năm 2001 là 307.905.000 đồng tăng 40.045.000 đồng
(+) Tuy nhiên, tổng các khoản phải thu lại giảm xuống năm 2000 là 1.967.360.000 đồng, năm 2001 là 1.523.785.000 đồng giảm 443.575.000 đồng.
Tỷ trọng của các khoản phải thu trong tổng số vốn lưu động là năm 2000
Tổng các khoản phải thu 1.967.360
= = 24,7%
Tổng số vốn lưu động 7.936.232
Năm 2001
Tổng các khoản phải thu 1.523.785
= = 18,1%
Tổng số vốn lưu động 8.406.549
Tỉ trọng các khoản phải thu trong tổng số vốn lưu động càng cao thì càng gây bất lợi cho công ty. Tuy nhiên năm 2001 đã giảm xuống nhiều so với năm 2000 từ 24,7% xuống còn 18,1% điều này có nghĩa là trong năm 2001 công ty bị các bạn hàng chiếm dụng 18,1% trong tổng số vốn lưu động. Thế nhưng con số này chưa phải là cao nếu ta xét đến tỷ trọng các khoản nợ trên tổng số vốn của công ty là 59,4%. Điều này thể hiện việc vay nợ và chiếm dụng vốn của công ty với các nhà đầu tư và bạn hàng còn cao hơn khá nhiều.