VI. BẢO TOÀN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.1.1. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Các doanh nghiệp dùng vốn lưu động của mình để sản xuất và tiêu thụ sản xuất. Quá trình vận động của vốn lưu động bắt đầu từ việc dùng tiền mau sắm vật tư dự trữ cho sản xuất, tiến hành sản xuất và khi sản xuất xong doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ để thu về một số vốn dưới hình thái tiền tệ ban đầu. Mỗi lần vận động như vậy gọi là vốn lưu động tuần hoàn. Doanh nghiệp sử dụng vốn đó càng có hiệu quả bao nhiên thù càng có thể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhiều bấy nhiêu. Vì lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý, có hiệu quả hơn từng đồng vốn lưu động nhằm làm cho mỗi đồng vốn lưu động hàng năm có thể mua sắm nguyên, nhiên vật liệu được nhiều hơn, sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ được nhiều hơn.
Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển của vốn lưu động của doanh nghiệp nhanh hay chậm.
Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động cả doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp gọi là hiệu suất sử dụng vốn lưu động.
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lượng công tác sử dụng vốn trong sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt: mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp hợp lý hay không hợp lý, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay xấu và các khoản phí tổn trong quá trình sản xuất - kinh doanh cao hay thấp, tiết kiệm hay không. Thông qua phân tích chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động có thể thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường quản lý kinh doanh, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả vốn lưu động.
Các chỉ tiêu của hiệu suất sử dụng vốn lưu động có hai chỉ tiêu: + Số lần luân chuyển vốn lưu động (L).
Nói lên số lần quay của vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Công thức xác định: bq V M L= Trong đó:
L: Số lần luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ kế hoạch
M: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động kỳ kế hoạch. Thông thường tổng mức luân chuyển vốn lưu động được xác định bằng doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch.
Vbq: vốn lưu động bình quân sử dụng kỳ kế hoạch, được xác định bằng phương pháp bình quân số học. Tuỳ theo số liệu để có cách tính thích hợp. 4 4 3 2 1 : 2 Vq Vq Vq Vq V Hay VLD VLD V bq cn dn bq + + + = + = Hoặc: 4 2 4 3 2 1 2 1 Vcq Vcq Vcq Vcq Vdq vbq + + + + = Trong đó:
VLĐđn: Số vốn lưu động đầu nămư VLĐcn: Số vốn lưu động cuối năm
Vq1, Vq2, Vq3, Vq4: vốn lưu động bình quân các quý 1,2,3,4. Vđq1: vốn lưu động đầu quý 1.
Vcq1,Vcq2,Vcq3,Vcq4: Vốn lưu động cuối quý 1,2,3,4. + Kỳ luân chuyển vốn lưu động (K):
Nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển của vốn lưu động hay số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một vòng quay trong kỳ:
Công thức xác định như sau:
MVbqxN VbqxN hayK L N K = = Trong đó:
M: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động kỳ kế hoạch. Thông thường tổng mức luân chuyển vốn lưu động được xác định bằng doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch.
Vbq: vốn lưu động bình quân sử dụng kỳ kế hoạch, được xác định bằng phương pháp bình quân số học. Tuỳ theo số liệu để có cách tính thích hợp.
N: Số ngày trong năm.
Hai hình thức tính hiệu suất trên đều có ý nghĩa kinh tế như nhau và kết quả tỷ lệ nghịch với nhau (vòng quay vốn lưu động càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn lưu động càng được rút ngắn và chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả). Trong thực tế số ngày của một vòng quay vốn lưu động thường được sử dụng nhiều hơn.
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động phản ánh trình độ phát triển của trình độ sản xuất, phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật chất lượng của việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, trình định hoá và tình hình tổ chức của doanh nghiệp, đồng thời nói lên hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.
Ý nghĩa của việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động: tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là tăng số vòng quay vốn trong 1 năm hoặc giảm số ngày của 1 vòng luân chuyển vốn lưu động sẽ dẫn tới việc tiết kiệm vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh hay nói cách khác là giảm bớt lượng vốn chiếm dụng nhưng vẫn đảm bảo quy mô sản xuất ngày càng phát triển.
Các loại vốn lưu động tiết kiệm:
- Số tiết kiệm tuyệt đối: là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên có thể rút ra ngoài luân chuyển một số vốn nhất định để sử dụng vào việc khác:
Vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối =
Vốn lưu động năm
kế hoạch -
Vốn lưu động năm báo cáo
Để có số tiết kiệm tuyết đối thì kết quả trên phải là số âm.
- Số tiết kiệm tương đối: là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên có thể đảm bảo mở rộng quy mô sản xuất nhưng không tăng hoặc ít tăng vốn.
Công thức: Vốn lưu động tiết
kiệm tương đối =
(DTBH - Thuế)KH - (DTBH - Thuế)BC
Vòng quay vốn lưu động BC
- Số vốn lưu động tăng thêm
2.1.2. Mức sinh lợi vốn lưu động
Công thức:
Mức sinh lợi vốn lưu động = Lợi nhuận hoạt động kinh doanh Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.