Kiểm tra tình hình sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động trong Công ty Giầy Ngọc Hà (Trang 43 - 45)

VI. BẢO TOÀN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

3.Kiểm tra tình hình sử dụng vốn lưu động

Kiểm tra việc sử dụng có hiệu quả vốn lưu động có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn lưu động có hệ thống, doanh nghiệp có thể phát hiện kịp thời những thiếu sót về mặt sử dụng vốn lưu động và cũng có thể phát hiện ra những khả năng mới về cải tiến chất lượng sản phẩm.

- Kiểm tra trước: nhằm đạt được những chỉ tiêu tốt nhất về sử dụng vốn lưu động sự kiểm tra đó phải áp dụng đối với việc mua sắm, dự trữ, vận chuyển nguyên vật liệu đề phòng tình trạng dự trữ quá mức. Việc quy định mức dự trữ vật tư hàng hoá của các kho và mức mua sắm trong những kỳ nhất định của các nhân viên cung ứng bằng các chỉ tiêu tiền tệ và chỉ tiêu hiện vật có tác dụng đảm bảo mức dự trữ đã quy định.

Việc kiểm tra trước cũng có thể áp dụng khi xác định kỳ hạn và mức độ tổ chức các nguồn vốn huy động như vốn vay, vốn liên doanh liên kết, vốn bổ xung trong nội bộ doanh nghiệp, cũng có thể áp dụng khi quy định số lượng nguyên vật liệu sẽ mua bổ xung trong sản xuất và khi quy định kỳ hạn và biện pháp trả nợ.

- Kiểm tra trong: được áp dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm với định mức vật tư đã dự kiến tránh tình trạng lãng phí ứ đọng vốn không cần thiết.

- Kiểm tra sau: chủ yếu là kiểm tra trên cơ sở dùng những tài liệu tính toán, tài liệu báo cáo của doanh nghiệp và các bộ phận trong doanh nghiệp mà xem xét việc thực hiện các biện pháp kinh tế kỹ thuật có liên quan đến việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động và sự cải tiến việc sử dụng vốn lưu động. Việc kiểm tra có hệ thống đối với quá trình mua sắm vật tư, sản xuất và bán hàng trên cơ sở phân tích chặt chẽ để tìm mọi biện pháp tổ chức chính xác việc mua sắm, bảo quản và chi dùng vật tư... để chấm dứt những hiện tượng ứ đọng vốn về nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo và thành phẩm hàng hoá dự trữ thừa.

Thường xuyên kiểm tra tiêu thụ sản phẩm vì tiêu thụ sản phẩm có tính chất quy định trong việc bảo đảm cho sự luân chuyển vốn lưu động không gặp khó khăn. Nếu tốn kho tăng lên thì phải có biện pháp làm cho hàng gửi đi tăng lên. Nếu số hàng tồn kho tụt xuống dưới mức bình thưòng tức là đã có những khó khăn rong khâu sản xuất. Mặt khác, còn phải xem xét khả năng tiêu thụ của số tồn kho thành phẩm.

Việc sử dụng hợp lý vốn lưu động hiện có được thể hiện trước hết ở quy mô hợp lý của các hàng tồn kho để đảm bảo cho sản xuất được liên tục. Tiêu chuẩn để xem xét dự trữ có hợp lý hay không phải được phân tích trên cơ sở nhu cầu kế hoạch với sổ so thực tế của vốn của từng loại cụ thể. Nhờ đó mà có thẻ thấy được khả năng tăng hoặc giảm bớt một phần vốn lưu động, đẩy nhanh vòng quay của vốn lưu động.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY GIÀY NGỌC HÀ VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY GIÀY NGỌC HÀ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động trong Công ty Giầy Ngọc Hà (Trang 43 - 45)