Phát triển các ngành thực hiện mục tiêu chuyển dịch CCLĐ theo ngành

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành (Trang 82 - 83)

3. Nhân khẩu nông nghiệp 558,6 464,1 400,6 1,32 3,64 2,

3.3.1.Phát triển các ngành thực hiện mục tiêu chuyển dịch CCLĐ theo ngành

tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 như trên là có tính thực tiễn và hoàn toàn khả thi. Song, để đạt được các mục tiêu đã đặt ra đòi hỏi tỉnh phải có tổng thể các giải pháp đúng đắn trên nhiều lĩnh vực nhằm từng bước đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đến năm 2020.

3.3. GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH ĐẾNNĂM 2020 NĂM 2020

3.3.1. Phát triển các ngành thực hiện mục tiêu chuyển dịch CCLĐtheo ngành theo ngành

Những năm qua, gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình phát triển các ngành kinh tế về số lượng và chất lượng. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng việc phát triển các ngành kinh tế đã bộc lộ nhiều bất cập, từ đó tác động tiêu cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, cơ cấu lao động theo ngành chuyển dịch không đều và thiếu tính cân đối, bền vững. Việc phát triển các ngành không chỉ có tác dụng tạo cầu trên thị trường lao động, thu hút lực lượng lao động vào làm việc tại các ngành từ đó định hình cơ cấu lao động theo ngành mà còn có tác dụng khắc phục những bất cập đã nảy sinh trong thời gian qua, từ đó cơ cấu lại cho

hợp lý, thúc đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng ổn định và bền vững.

Thực tiễn những năm qua cho thấy để phát triển các ngành thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành cần phải giải quyết tốt ba vấn đề sau:

Một là, phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Đây là điều kiện tiên quyết để di chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ, định hình lại cơ cấu lao động theo ngành thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng ổn định, bền vững.

Hai là, phát triển mạnh ngành dịch vụ để thu hút mạnh lao động sang ngành này, từng bước tăng tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ nhằm xây dựng cơ cấu lao động theo ngành hợp lý hơn theo hướng tỷ trọng lao động ngành này ngày càng tăng so với ngành công nghiệp và nông nghiệp.

Ba là, nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp tạo điều kiện để di chuyển lao động trong ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ.

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành (Trang 82 - 83)