Thực trạng cơ cấu lao động theo ngành ở một số địa phương

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành (Trang 32 - 33)

Dưới đây là kết quả thống kê cơ cấu ngành và cơ cấu lao động theo ngành của các tỉnh thuộc vùng vùng đồng bằng sông Hồng:

Biểu 1.2. CCLĐ theo ngành của vùng đồng bằng sông Hồng

Đơn vị: % CN NN DV Vùng đồng bằng sông Hồng 52.8 22.8 24.4 Bắc Ninh 61.2 23.6 15.2 Hà Nội 22.6 28.7 48.7 Hải Phòng 37.9 27.9 34.2 Hà Tây 44.1 33 22.9 Nam Định 56.6 22.5 20.9 Hải Dương 69.6 14.5 15.9 Hưng Yên 67.6 15.1 17.3 Vĩnh Phúc 65.3 18.2 16.5 Hà Nam 61.2 22.5 16.3 Thái Bình 70.7 17.9 11.5 Ninh Bình 72.1 11.7 16.2

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 2006

Nhìn chung, cơ cấu lao động theo ngành của các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng còn nhiều hạn chế, lao động ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chỉ có 3 địa phương (Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây) có tỷ trọng lao động nông nghiệp dưới 50%. Tính chung cho cả vùng, tỷ trọng lao động nông nghiệp là 52,8%, công nghiệp là 22,8%, dịch vụ là 24,4%.

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, hơn nữa lại nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Nhưng cơ cấu lao động theo ngành của Bắc Ninh so với mức trung bình của cả vùng còn nhiều điểm bất cập, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp rất lớn (cao hơn 8,3% so với cả vùng), tỷ trọng lao động ngành dịch vụ thấp (thấp hơn 9,2% so với cả vùng). Hiện trạng này đòi hỏi Bắc Ninh phải đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành để theo kịp một số tỉnh, thành phố và mức trung bình chung của cả vùng.

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w