Quá trình phát triển các KCN, CCN còn nhiều hạn chế

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành (Trang 65 - 69)

1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Hệ số co giãn của

2.2.4.1. Quá trình phát triển các KCN, CCN còn nhiều hạn chế

- Quá trình phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp bị phân đoạn, dẫn đến quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra không đều, từ đó tác động trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua gắn chặt với quá trình hình thành phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp của tỉnh, gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng GDP ngành công nghiệp và dịch vụ. Do vậy, một trong những yếu tố tác động mạnh nhất đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đó là sự phát triển của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Từ năm 1997 đến 1998 tốc độ tăng trưởng của các ngành cũng không có sự thay đổi đáng kể, ngành nông nghiệp giảm từ 7% (năm 1997) xuống còn 6,3% (năm 1998), ngành công nghiệp tăng từ 12,1% (năm 1997) lên

13,6% (năm 1998). Do đó, cơ cấu ngành gần như không có sự chuyển dịch. Những yếu tố trên đã trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành: Cơ cấu lao động theo ngành gần như không có sự chuyển dịch, dẫn đến tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động thời kỳ 1997 – 1998 ở mức rất thấp 0,403%.

Năm 1998 đánh dấu bước phát triển đầu tiên của công nghiệp trong tỉnh với việc hình thành 4 cụm công nghiệp: Châu Khê – Đa Hội (13,5 ha), Phong Khê (12,7 ha), Đồng Quang (17 ha), Đình Bảng (14,7 ha). Các cụm công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc thu hút lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Năm 1999, giá trị ngành công nghiệp đạt 30,7% (tăng 6,9% so với năm 1997), giá trị ngành nông nghiệp đã giảm xuống 41,9% (giảm 3,1% so với năm 1997). Những yếu tố trên là tiền đề quan trọng để chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh. Tuy nhiên, thời kỳ 1998 – 1999 và 1999 – 2000 cơ cấu lao động theo ngành chuyển dịch ở mức thấp và mức chuyển dịch giữa hai thời kỳ này gần như giống nhau. Thời kỳ 1998 – 1999, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm được 2,8%, ngành công nghiệp tăng 2,1%, ngành dịch vụ tăng 0,7%. Thời kỳ 1999 – 2000, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm được 2,7%, ngành công nghiệp tăng 2%, ngành dịch vụ tăng 0,7%. Tỷ lệ chuyển dịch đã tăng lên từ 0,403% thời kỳ 1997 - 1998 lên 1,91% thời kỳ 1998 - 1999. Tuy nhiên, thời kỳ 1999 – 2000, mức chuyển dịch gần như không thay đổi so với thời kỳ 1998 – 1999 cho nên tỷ lệ chuyển dịch thay đổi không nhiều và đạt mức 1,889%

Từ 2000 đến 2002 cùng với sự phát triển của các cụm công nghiệp, năm 2000 khu công nghiệp Tiên Sơn đã bắt đầu đi vào hoạt động, vừa xây dựng hạ tầng vừa thu hút đầu tư. Đến năm 2002 cơ bản đã lấp đầy được diện tích giai đoạn 1(khoảng 70%). Theo số liệu thống kê, thời kỳ này có 27 dự án đi vào

hoạt động thu hút hàng nghìn lao động vào làm việc, góp phần quan trọng giải quyết việc làm, di chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp khu vực phi nông nghiệp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Do sự hình thành và phát triển của khu công nghiệp Tiên Sơn với quy mô và số dự án đi vào hoạt động khá lớn, kết hợp với sự "trưởng thành" của các cụm công nghiệp cho nên thời kỳ này đã có sự đột biến trong chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm rất mạnh (10,4%), tỷ trọng ngành công nghiệp tăng (7%), tỷ trọng ngành dịch vụ có mức tăng thấp hơn (3,5%). Tỷ trọng các ngành thay đổi dẫn đến tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành thay đổi đáng kể và lên mức cao nhất vào thời kỳ 2001 – 2002 với 5,537%, đây cũng là mức cao nhất của cả giai đoạn 1997 – 2006.

Thời kỳ 2002 – 2006 chứng kiến sự đột ngột giảm tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành sau đó phục hồi và tăng dần qua các năm. Đây là kết quả tất yếu của tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năm 2003 tốc độ tăng trưởng giảm so với năm 2002 (từ 13,9% xuống 13,6%), tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp giảm mạnh còn ngành công nghiệp và dịch vụ có tăng nhưng không đáng kể. Vì vậy, từ năm 2002 đến năm 2003 cơ cấu ngành kinh tế không có sự biến động mạnh, cơ cấu lao động theo ngành chuyển dịch với tỷ lệ thấp 0,944%.

Từ năm 2003 đến năm 2006, các cụm công nghiệp, khu công nghiệp mới được hình thành đi vào hoạt động, nổi bật là việc hình thành khu công nghiệp Quế Võ. Đến năm 2006 về cơ bản 2 khu công nghiệp lớn là Tiên Sơn và Quế Võ đã hoạt động ổn định, thu hút lao động vào làm việc và tác động tích cực đến quá trình tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng liên tục tăng, tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp giảm 5,4%, ngành công nghiệp tăng 3,9%, ngành dịch vụ tăng 1%, năm 2006 mức nộp ngân sách đạt 158,32 tỷ đồng và thu hút 10828 lao động vào làm việc. Vì vậy, mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động

theo ngành tăng dần qua các năm, tỷ lệ chuyển dịch ngày càng tăng và có xu hướng tăng lên trong những năm tiếp theo.

- Quá trình phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gặp nhiều khó khăn và nảy sinh nhiều bất cập:

Một là, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng diễn ra tương đối khó khăn, phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải giải quyết thoả đáng, điều hoà, cân bằng các mối quan hệ về lợi ích của các đối tượng liên quan. Do vậy tiến độ về giải phóng mặt bằng nhiều khi không kịp nhu cầu thuê đất của các chủ dự án đầu tư.

Hai là, công tác vận động, xúc tiến đầu tư chưa được tỉnh quan tâm thích đáng. Mặt khác, đối với các công ty đầu tư hạ tầng, công tác xúc tiến đầu tư còn thiếu tính chuyên nghiệp và kém hiệu quả.

Ba là, hệ thống hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp phát triển chậm, chưa theo kịp và phục vụ kịp thời sự phát triển đồng bộ của khu công nghiệp; nhất là nhà ở công nhân và các dịch vụ phục vụ cho công nhân lao động.

Bốn là, dự án gọi vốn đầu tư tầm chiến lược của tỉnh chưa được quan tâm nghiên cứu quy hoạch để tập trung xúc tiến kêu gọi đầu tư những dự án có tác động mạnh đến sự phát triển vùng.

Năm là, các dự án đầu tư có nhiều dự án quy mô nhỏ, công nghệ chưa tiên tiến, khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn nhiều hạn chế.

Sáu là, một số chính sách ưu đãi của tỉnh đã ban hành nhưng chưa giải quyết cho nhà đầu tư. Một số chính sách cho phát triển khu công nghiệp chậm đổi mới, đây là hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư.

Bảy là, sự phối hợp của các sở, ban, ngành, địa phương trong giải quyết các thủ tục hành chính sau cấp phép cho nhà đầu tư còn chưa rõ ràng, kịp thời

như: đăng ký mã số thuế, hải quan, con dấu, cấp giấy xác nhận dây chuyền đồng bộ; thủ tục về cấp sổ đỏ giá trị quyền sử dụng đất.

Những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển công nghiệp, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lao động theo ngành trong những năm qua.

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w