Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành (Trang 72 - 73)

1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Hệ số co giãn của

3.1.1.Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hộ

Khai thác và phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực. Phấn đấu đến năm 2010 Bắc Ninh là tỉnh phát triển khá trong cả nước, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, tạo tiền đề để năm 2020 là một trong những tỉnh dẫn đầu trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cụ thể:

Kinh tế tăng trưởng liên tục trong 10-15 năm luôn ở tốp dẫn đầu trong cả nước, đến năm 2010 GDP bình quân đầu người phải đạt trên mức bình quân của cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006- 2010 đạt 15-16%; trong đó, công nghiệp-xây dựng tăng bình quân 18- 21%/năm và khu vực dịch vụ tăng bình quân khoảng 15-17%/năm. Thời kỳ 2011 -2015 mức tăng trưởng kinh tế 12-13%/năm, trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng bình quân trên 14-15%/năm và khu vực dịch vụ tăng bình quân 13-14%/năm. Thời kỳ 2016-2020 mức tăng trưởng kinh tế 11-13%/năm, trong đó công nghiệp-xây dựng tăng bình quân trên 12-13%/năm và khu vực dịch vụ tăng bình quân 12-14%/năm .

Nền kinh tế có tỷ suất hàng hoá cao, giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân hàng năm trên 50%. Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt tích luỹ và tiêu dùng, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, thời kỳ 2006 - 2010 tổng vốn đầu tư xã hội dự kiến đạt 38-40% GDP; 2011-2020 khoảng 42-45%.

Tăng thu ngân sách nhằm đảm bảo các nhiệm vụ chi của tỉnh và từng bước có tích luỹ đóng góp cho ngân sách Trung ương. Phấn đấu tỷ lệ thu ngân sách lên khoảng 14,8% năm 2010, 15,2% năm 2015 và 15,5% năm 2020.

Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống 2,7% và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn khoảng 88 - 90% vào năm 2020.

Đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hoá ít nhất đạt khoảng 45-50%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động khoảng 70%.

Đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng 40%, đến năm 2020 khoảng 50-60%. Đến năm 2010, 80% lao động có việc làm sau khi đào tạo. Đến năm 2010 giảm 2/3 tỷ lệ nghèo so với năm 2005.

Môi trường được giữ vững, không còn tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề. Đến năm 2010 khoảng 98% dân số được sử dụng nước sạch; thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt; quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế.

Bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được bảo tồn và tôn tạo.

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành (Trang 72 - 73)