Định hướng phát triển vùng đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành (Trang 31 - 32)

Định hướng phát triển vùng đồng bằng sông Hồng có những nội dung cơ bản như sau:

Phát huy thế mạnh về nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, giao lưu quốc tế và trong nước thuận tiện và chuyển dịch mạnh cơ cấu ngành, cơ cấu lao động, tiến tới sử dụng hết lực lượng lao động. Tiếp tục thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp hiện có, xây dựng khu công nghiệp cao. Chuẩn bị điều kiện để hình thành các điểm công nghiệp mới.

Phát triển công nghiệp với trình độ công nghệ cao, hiện đại trên các lĩnh vực như cơ khí chế tạo máy, sản xuất hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng, sản xuất phần mềm tin học, sản xuất các loại vật liệu xây dựng... kết hợp với sử dụng được nhiều lao động.

Phát huy vai trò các trung tâm thương mại, y tế, giáo dục, đào tạo của cả nước. Phát triển mạnh du lịch trong vùng, đầu tư xây dựng khu du lịch. Phát triển các điểm du lịch ở các tỉnh gắn với các trung tâm du lịch trong và ngoài vùng để hình thành rõ các tuyến du lịch nội vùng và liên vùng.

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng lúa chất lượng cao ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Phát triển trồng trọt và chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến, hình thành các vùng chuyên canh

phục vụ cho các đô thị và xuất khẩu. Khai thác sử dụng hợp lý dải ven biển trong vùng, phát triển nghề nuôi, trồng và đánh bắt thuỷ sản, từng bước phát triển nghề nuôi thuỷ sản trên biển.

Theo yêu cầu của Bộ Chính trị thì sau 5 năm nữa, các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, cảng biển và vùng nông nghiệp lớn sẽ phải giữ được tốc độ tăng trưởng liên tục trên 10% và đóng góp khoảng 24% cho GDP của cả nước so với 20% như hiện nay, và đến trước năm 2020 tỷ lệ này sẽ phải là 27%.

Với những định hướng và nhiệm vụ đặt ra, đòi hỏi các tỉnh thuộc vùng phải có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Xét trên góc độ lao động, phải đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w