Công tác đào tạo nghề còn rất nhiều bất cập

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành (Trang 69 - 71)

1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Hệ số co giãn của

2.2.4.3. Công tác đào tạo nghề còn rất nhiều bất cập

Quy mô và tốc độ phát triển của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đòi hỏi phải thu hút một số lượng không nhỏ lao động có trình độ vào làm việc. Đây cũng chính là thách thức đặt ra, lao động của tỉnh không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng lao động. Mặt khác, sự phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiêp cùng với quá trình đô thị hoá dẫn đến tình trạng dư thừa lao động ở khu vực nông thôn. Số lao động này hầu hết là lao động trong nông nghiệp với tác phong lao động nông nghiệp và không có trình độ chuyên môn. Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tăng cường đào tạo nghề cho lao động, đặc biệt là lao động ở những khu vực có đất thu hồi. Thực tế trong những năm qua cho thấy, công tác đào tạo nghề của tỉnh còn nhiều bất

cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra:

Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo nghề chưa khoa học dẫn đến thiếu tính chủ động trong công tác đào tạo nghề.

Hệ thống các trường không có sự chuẩn bị trước về đào tạo, do vậy khi có nhu cầu lớn về lao động có trình độ thì lực lượng lao động gần như không đáp ứng được về số lượng và chất lượng. Điều này hoàn toàn đúng với lao động ở những khu vực có đất thu hồi. Hầu hết số lao động này làm việc trong khu vực nông nghiệp, thiếu trình độ và kỹ năng hơn nữa lại không được đào tạo nên họ không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Doanh nghiệp nhận lao động địa phương vào làm việc chủ yếu là do thoả thuận với chính quyền địa phương và phải đào tạo lại, đào tạo từ đầu trước khi vào làm việc, đây là một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải. Vấn đề này không những hạn chế quá trình di chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ mà còn tác động xấu đến môi trường đầu tư của tỉnh.

Hoạt động của các trường nghề chưa hiệu quả, số lượng các trường dạy nghề tăng mạnh nhưng quy mô còn nhỏ bé, cơ sở vật chất lạc hậu, chất lượng đội ngũ giáo viên còn hạn chế, chương trình đào tạo chậm đổi mới, thiếu sự gắn kết giữa các trường dạy nghề và các doanh nghiệp từ đó dẫn đến chất lượng đầu ra của các trường còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.

Công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT chưa hiệu quả. Việc tuyên truyền cho người người dân về sự cần thiết của việc đào tạo nghề còn hạn chế. Người dân không nhận thức được sự cần thiết của việc học nghề, không có sự chủ động và sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết về tay nghề để tìm kiếm việc làm.

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w