Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành (Trang 34 - 36)

Dân số khu vực nông thôn chiếm đến 80% tổng số dân, giải quyết vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực này là mấu chốt để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của toàn nền kinh tế. Hai yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn là phát triển các hoạt động phi nông nghiệp và sản nghiệp hoá nông nghiệp.

Phát triển các họat động phi nông nghiệp ở nông thôn: Cải cách trong nông nghiệp của Trung Quốc đi kèm với phát triển các họat động phi nông nghiệp, nhất là công nghiệp Hưng trấn ở Trung quốc. Thập kỷ 90 chứng kiến sự phá rào của tiểu chủ làm nên phong trào công nghiệp Hưng trấn. Công nghiệp Hưng trấn phát triển mạnh do trong thời kỳ đầu hội đủ các điều kiện phát triển và đặc biệt là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên, đây lại chính là khó khăn mà nó gặp phải khi mà yêu cầu về chất lượng sản phẩm trên thị trường ngày càng cao trong khi đó điều kiện về đổi mới công nghệ của công nghiệp nông thôn lại không đáp ứng kịp. Năm 1993 có khoảng 109,5 triệu lao động được thu hút vào làm việc tại khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn, tăng 6,24 triệu hay 6% so với năm 1992.

Biểu 1.3. Số lượng lao động được thu hút vào lĩnh vực phi nông nghiệp ở nông thôn Trung Quốc

ĐVT: triệu người

Công nghiệp Xây dựng Vận tải Thương mại Tổng cộng

1978 19,800 2,690 1,185 1,642 25,317

1984 36,561 6,835 1,293 4,553 49,242

1985 41,367 7,900 1,142 16,858 67,267

1991 58,136 13,843 7,323 14,358 93,660

Nguồn: Báo cáo Green Report năm 1994

Sự phát triển mạnh mẽ các hoạt động phi nông nghiệp đã tạo ra nhiều cơ hội để lao động nông thôn tiếp cận việc làm, dẫn đến thay đổi nhanh chóng cơ cấu lao động ở nông thôn.

Sản nghiệp hóa nông nghiệp: Trung Quốc đưa ra chính sách “sản nghiệp hóa nông nghiệp” nhằm phát triển nông nghiệp và nông thôn. Sản nghiệp hóa nông nghiệp là việc tổ chức kết hợp giữa hộ nông dân với công ty hoặc hộ nông dân kết hợp với tập thể, hộ nông dân cùng với các tổ chức kinh tế khác tiến hành liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, kết hợp giữa nông nghiệp - công nghiệp và thương mại, kết nối các khâu thành một dây chuyền. Sản nghiệp hóa nông nghiệp có 5 đặc trưng chủ yếu:

Thứ nhất, tạo ra mối liên kết giữa các ngành nông nghiệp, ngành nông nghiệp và thương mại, công nghiệp tiên tiến và công nghiệp truyền thống, hộ sản xuất với thị trường, thành thị với nông thôn. Đồng thời thúc đẩy chuyên môn hoá sản xuất, dịch vụ hoá xã hội, kết nối các khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thành một dây chuyền để hợp tác và phát triển.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh tế bằng cách chuyên môn hoá các khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Thứ ba, xác định vai trò quan trọng của thị trường, với quan điểm sản xuất hàng hoá là để trao đổi trên thị trường.

Thứ tư, sử dụng các biện pháp quản lý theo kiểu công nghiệp để quản lý nông nghiệp từ đó làm cho lối sản xuất phân tán, tiểu nông của các hộ nông nghiệp đi vào tiêu chuẩn hoá. Đồng thời thực hiện tốt việc tiêu thụ hàng nông sản để tối đa lợi nhuận cho người nông dân.

Thứ năm, cung cấp dịch vụ toàn diện cho sản nghiệp hoá bằng cách đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ.

những thành tựu quan trọng. Từ năm 1997 đến 2001 số tổ chức kinh doanh sản nghiệp hóa nông nghiệp đã tăng từ 11834 lên hơn 66000, đến năm 2002 số các tổ chức sản nghiệp hóa đã lên tới 94000. Các tổ chức sản nghiệp hóa nông nghiệp đã thu hút được 7,2 triệu hộ nông dân tham gia (chiếm 30,5% tổng số hộ nông dân của Trung Quốc). Hệ quả của nó là sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động ngành nông nghiệp từ đó tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w