Để có đánh giá cụ thể hơn về quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, chúng ta sẽ sử dụng chỉ số tỷ lệ thay đổi cơ cấu lao động theo ngành qua các năm.
Sử dụng phương pháp Vector để tính tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, kết quả như sau:
Biểu 2.3. Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 1997 - 2006
Đơn vị: %
97 - 98 98 - 99 99 – 00 00 - 01 01 - 02 02 - 03 03 - 04 04 - 05 05 - 06Tỷ lệ 0,403 1,910 1,889 2,861 5,537 0,944 1,241 2,760 3,119 Tỷ lệ 0,403 1,910 1,889 2,861 5,537 0,944 1,241 2,760 3,119
Sự biến động tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành được minh hoạ theo đồ thị sau:
Đồ thị trên cho thấy, từ năm 2001 – 2002 tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động ở mức cao nhất trong tất cả các năm (5,537%), tỷ lệ chuyển dịch thấp nhất là từ năm 1997 đến 1998 (0,403%). Tỷ lệ chuyển dịch từ năm 1998 – 1999 và từ năm 1999 – 2000 gần như không có sự thay đổi, từ 1998 – 1999 tỷ lệ chuyển dịch là 1,910% thì từ 1999 – 2000 tỷ lệ chuyển dịch là 1,889%. Như vậy, không có sự thay đổi đáng kể nào về cơ cấu lao động theo ngành từ năm 1998 đến năm 2000. Tỷ lệ chuyển dịch cao nhất rơi vào năm 2001 – 2002, nhưng sau đó đột ngột giảm xuống vào 2002 – 2003, điều này cho thấy từ năm 2002 đến 2003 gần như không có sự chuyển dịch về cơ cấu lao động. Từ 2003 đến 2006, tỷ lệ chuyển dịch đã có sự thay đổi mạnh, đặc biệt là từ 2004 – 2005, tỷ lệ chuyển dịch đã đạt mức (2,760%). Tính trung bình mỗi năm tỷ lệ cơ cấu lao động của các ngành chuyển dịch khoảng 2,3%.
Có thể kết luận rằng tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành biến động không ổn định qua các năm. Tuy nhiên, từ năm 2002 đến năm 2006 tỷ lệ này có xu hướng tăng lên, hiện tượng này đã chứng tỏ rằng quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra ngày càng mạnh với sự biến đổi tỷ trọng của các ngành ngày càng lớn.