Ngành Công nghiệp

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành (Trang 58 - 61)

1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Hệ số co giãn của

2.2.2.2.Ngành Công nghiệp

thể hiện dưới biểu sau:

Biểu 2.7. Cơ cấu lao động ngành công nghiệp 1997 – 2006

Đơn vị: Người 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng 36851 36345 48061 59201 76545 99928 103837 108510 119355 133411 CN chế biến 31392 30861 42197 52452 66349 89249 92345 94145 104154 113091 % 85,186 84,911 87,799 88,6 86,68 89,313 88,933 86,762 87,264 84,77 Xây dựng 4823 4663 5060 5932 8999 9294 9982 12651 13367 18673 % 13,088 12,83 10,528 10,02 11,756 9,3007 9,6131 11,659 11,199 14 CN khai thác; CN SX, PP KĐ nước 636 821 804 817 1197 1385 1510 1714 1834 1647 % 1,7259 2,2589 1,6729 1,38 1,5638 1,386 1,4542 1,5796 1,5366 1,23

Nguồn: Cục Thống kê Bắc Ninh, Động thái kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh 1997 – 2005, Niên giám thống kê 2006

Cho đến nay công nghiệp Bắc Ninh đã có đủ cả 3 ngành công nghiệp cấp I, trong đó lao động tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến.

Năm 2006 tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp chế biến là 84,77%, giảm đi so với năm 2005 (87,26%). So với những năm trước thì tỷ trọng không có sự thay đổi lớn tuy nhiên xét về mặt mức tăng tổng số lao động là rất lớn: năm 1997 số lao động của ngành này là 31392 người, năm 2001 là 76545 người, đến năm 2006 là 113091 người, trung bình mỗi năm tăng khoảng 16%.

Lao động ngành xây dựng có mức tăng thấp: năm 1997 là 4823 người, năm 2001 là 8999 người, đến năm 2006 là 18673 người, bình quân mỗi năm

tăng 17%. So với năm 1997,năm 2005 tỷ trọng lao động của ngành này đã giảm, năm 1997 là 13,088%, đến năm 2005 là 11,2%, tuy nhiên, năm 2006 tỷ trọng lao động ngành này đã tăng lên mức 14%. Nhìn chung sự thay đổi về tỷ trọng lao động của ngành xây dựng không ổn định, có năm tăng lên có năm giảm đi nhưng nếu so sánh các năm sau với năm 1997 thì tỷ trọng lao động của ngành chỉ tăng vào năm 2006.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nội bộ ngành công nghiệp được minh hoạ bằng đồ thị sau:

Hình 2.7. Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công nghiệp 1997 – 2006

Trong nhóm ngành công nghiệp, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp chế biến và xây dựng tăng dần và chiếm đa số, những ngành còn lại giảm dần

và chiếm tỷ trọng không đáng kể. Tuy nhiên, sự thay đổi của cả hai ngành công nghiệp chế biến và xây dựng không ổn định. Trong mấy năm trở lại đây, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp chế biến có xu hướng giảm trong khi đó, tỷ trọng lao động ngành xây dựng liên tục tăng. Do vậy, mặc dù tỷ trọng lao động ngành nhóm ngành công nghiệp có mức tăng rất lớn, nhưng quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành này còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với xu thế chuyển dịch. Vì một trong những tiêu chí đánh giá sự hợp lý và tiến bộ của quá trình chuyển dịch đó là tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp chế biến có xu hướng tăng theo thời gian.

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành (Trang 58 - 61)